Trẻ sơ sinh chậm tăng cân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cho trẻ bú sai cách, trẻ gặp vấn đề về đường ruột, … Bài viết sau đây, sẽ cung cấp các thông tin quan trọng giúp ba mẹ cải thiện tình trạng chậm tăng cân ở trẻ nhỏ.

1/ Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng cân nặng không được kiểm soát, trẻ chậm tăng cân có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Mắc một số bệnh lý liên quan đến tim mạch
  • Gặp các bất thường về tăng trưởng như suy dinh dưỡng, chứng còi xương,…
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm
  • Yếu xương, các cơ hoạt động kém
  • Thiếu năng lượng.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có nguy hiểm không

Về lâu dài, trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể bị suy giảm hệ miễn dịch

2/ Lý giải vì sao bé chậm tăng cân dù đang bú sữa mẹ?

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân thường do một số nguyên nhân sau:

Mẹ cho con bú sai cách

Đây là lý do phổ biến nhất khiến bé không tăng cân khi bú mẹ. Việc cho bú sai tư thế có thể dẫn đến bé không được cung cấp đủ sữa để tăng cân. Điều này có thể xuất phát từ bé không thể mút được sữa hoặc các cữ bú trong ngày quá ít.

Do sinh non

Sinh non cũng là nguyên nhân thường thấy gây nên tình trạng bé sơ sinh chậm tăng cân. Nhu cầu tiêu thụ calo của trẻ sinh non có xu hướng nhiều hơn bình thường để có thể thực hiện các hoạt động đơn giản, chẳng hạn như thở. Bên cạnh đó, trẻ sinh non cũng đòi hỏi nhiều hơn về nhu cầu dinh dưỡng cũng như một số liệu pháp điều trị để sức khỏe có thể được duy trì lâu dài.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Sinh non có thể là nguyên nhân chính khiến trẻ chậm tăng cân

Do không dung nạp Lactose

Loại đường chủ yếu được tìm thấy trong các loại sữa (sữa công thức, sữa mẹ, sữa động vật) chính là lactose. Mặc dù đây là nguồn carbohydrate quan trọng cho trẻ, tuy nhiên một số bé có đường ruột nhạy cảm hoặc vì lý do di truyền sẽ không thể tiêu hóa loại đường này. Từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh chậm tăng cân trong thời gian bú mẹ.

Do vấn đề cho ăn

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm cũng có thể xuất phát trong quá trình cho ăn:

  • Trước khi bú đủ lượng sữa cần thiết, trẻ liên tục mệt mỏi và ngủ thiếp đi.
  • Sức bú của trẻ yếu nên không thể nhận đủ sữa từ vú mẹ.
  • Tưa lưỡi có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc bú mẹ, từ đó không thể hấp thu tất cả các dưỡng chất cần thiết.
  • Bú sữa công thức bị pha không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé không tăng cân.
  • Stress cũng sẽ gây nên tình trạng trẻ không muốn bú sữa mẹ. Khi vấn đề này trở nên nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến việc chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh. Vậy nên, mẹ cần hình thành phản xạ thư giãn và hãy cố gắng cho con bú một cách thoải mái nhất.
  • Áp dụng lịch trình ăn cứng nhắc thay vì theo nhu cầu có thể khiến trẻ không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Theo các chuyên gia, tốt nhất nên để trẻ bú bình hoặc bú mẹ bao lâu tùy thích khi trẻ có nhu cầu.

Do dị tật bẩm sinh

Trẻ bị vòm miệng hoặc sứt môi cũng có thể gây cản trở quá trình bú, từ đó khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ba mẹ có thể sử dụng bình sữa kèm theo loại núm vú đặc biệt và nhận sự trợ giúp của các chuyên gia để cho bé bú.

Do bé sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhỏ thường hay gặp một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bất dung nạp gluten, bệnh celiac,…Các chứng bệnh này thường khiến bé sơ sinh chậm tăng cân, lâu ngày dẫn đến tình trạng còi xương, kém phát triển.

 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nguyên nhân

Rối loạn tiêu hóa cũng có thể là lý do khiến trẻ chậm tăng cân

Do bé bú ít sữa mẹ hoặc không uống sữa bình

Bé lười bú, bú ít hoặc cơ thể mẹ vì một lý do nào đó nên không thể sản xuất đủ sữa. Tình trạng này kéo dài cũng có thể đẫn đến hiện tượng chậm tăng cân ở trẻ. Thậm chí cân nặng còn có chiều hướng suy giảm, cuối cùng trẻ bị suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển sau này. 

Do các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân còn có thể bắt nguồn từ các vấn đề về sức khỏe như bị thiếu máu, rối loạn trao đổi chất hay mắc các bệnh lý tim mạch,… Tùy từng trường hợp, trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau do đó ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp xử lý tốt nhất.

Nguyên nhân khác

  • Trẻ bị ốm, nhu cầu về dinh dưỡng và calo sẽ nhiều hơn bình thường.
  • Tình trạng trầm cảm sau sinh có thể khiến mẹ không thể dành đủ sự quan tâm để đảm bảo trẻ bú đủ sữa.

3/ Cách tăng cân ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Giúp bé tăng cân theo từng tháng

Phương pháp hiệu quả nhất để giúp bé tăng cân bình thường trở lại đó chính là hiểu rõ quá trình tăng trưởng của con theo từng giai đoạn:

  • Bé sơ sinh 0 – 3 tháng tuổi

Mỗi tuần bé sẽ tăng từ 140 – 200gr. Đối với các bé bú sữa mẹ, cứ 2 – 3 giờ sau cữ bú trước đó, mẹ cần cho bé ăn trở lại. Đối với các bé sử dụng sữa công thức cũng tương tự. Khi bụng bé lớn dần và có thể uống nhiều sữa hơn trong mỗi cữ, mẹ hãy tăng thời gian giữa các cữ bú lên từ 3 – 4 giờ. 

  • Bé sơ sinh 3 – 7 tháng tuổi

Tốc độ phát triển của bé ở giai đoạn này sẽ chậm hơn một chút, mỗi tuần bé sẽ tăng khoảng 110gr. Mẹ cần duy trì cho bé bú đủ sữa mỗi ngày cho tới khi bé bước sang thời kỳ ăn dặm.

  • Bé sơ sinh 7 – 12 tháng tuổi

Thời gian này, mỗi tuần bé sẽ tăng từ 85 – 140gr. Khi được 1 tuổi, cân nặng của bé có thể gấp 3 lần so với khi mới sinh. Giờ đây, mẹ có thể cho bé tập làm quen với các món xúc tay đơn giản. Theo các chuyên gia, mẹ cần cho bé tiếp tục bú sữa mẹ (sữa công thức) cho đến hết năm đầu đời hoặc có thể kéo dài thêm.

Cho bé sơ sinh ngủ với khung giờ hợp lý

Ngay khi chào đời, mỗi ngày trẻ cần ngủ từ 16 – 18 tiếng và chỉ thức khi ăn hay khi đi vệ sinh. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân hay tăng cân ổn định sẽ phụ thuộc phần lớn vào giấc ngủ này. Nhiều mẹ cho rằng trẻ ngủ ít vào ban ngày sẽ giúp trẻ ngủ sâu hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Khi ngủ thiếu giấc, trẻ sẽ quấy khóc và khó chịu. Từ đó, sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi lớn hơn, thời gian ngủ của trẻ cũng ít đi, mặc dù vậy, mẹ vẫn cần đảm bảo cho trẻ ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Đặc biệt là vào buổi tối, ba mẹ không nên để trẻ thức quá muộn bởi ngủ muộn sẽ khiến tuyến yên sản sinh hormone tăng trưởng làm bé chậm tăng cân, chậm lớn hơn.

Điều trị trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Để cải thiện cân nặng của trẻ, ba mẹ cần cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc

Cho bé bú đúng cách

Làm thế nào để bé có thể tăng cân nhanh? Liệu pháp tốt nhất đó là cho trẻ bú đúng cách bởi nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ dưới 6 tháng tuổi là sữa mẹ (sữa công thức). Thời gian lý tưởng nhất giữa mỗi cữ bú là 2 – 3 giờ, kể cả vào ban đêm, mẹ cũng cần đánh thức dậy để trẻ ăn đủ sữa.

Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong sữa mẹ theo các thời điểm cũng rất khác nhau. Sữa đầu chứa nhiều nước giúp bé bớt khát, sữa cuối mới là loại sữa giàu chất béo. Vậy nên nếu muốn cải thiện cân nặng của bé, mẹ cần đảm bảo cho bé bú đồng thời cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ bú hết một bên bầu vú này rồi mới đổi sang bầu còn lại, hạn chế tình trạng bé mới bú một chút đã đổi bên.

Tập cho bé ăn dặm 

Khi bé tròn 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và calo của bé thông qua các phương pháp như BLW, ăn dặm truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật,…

Thực đơn cho trẻ sơ sinh tăng cân chậm nên bổ sung những loại thực phẩm nào?

  • Khoai lang: Khoai lang rất giàu beta carotene và đường, là loại thực phẩm vô cùng phù hợp để cung cấp năng lượng cho trẻ cũng như giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón.
  • Khoai tây: Loại củ này cũng rất giàu carbohydrate, vô cùng phù hợp đối với bé sơ sinh chậm tăng cân.
  • Chế biến bột ăn dặm hoặc nấu cháo từ các loại ngũ cầu giàu protein, vitamin E, chất béo cũng là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn.
  • Bổ sung các loại chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ trong thực đơn ăn dặm cho bé.
  • Lựa chọn các loại thịt cung cấp nhiều calo như chân gà, thịt lợn,…
  • Sử dụng các chế phẩm từ sữa để cung cấp thêm chất béo cho trẻ, chẳng hạn như thêm phô mai vào cơm hoặc các món ăn như mì ống,…
  • Đối với trẻ sơ sinh chậm tăng cân, thay vì táo hay cam, mẹ hãy cho trẻ ăn các loại trái cây có nhiều calo như chuối, bơ và lê.

Ngoài ra, khi trẻ đã cứng cáp hơn, mẹ có thể bổ sung thêm các nguồn thực phẩm tươi sống như rau củ quả, tôm, cua, cá, trứng,… vào thực đơn hằng ngày cho bé.

Cho trẻ vận động

Ba mẹ không cần quá lo lắng nếu bé yêu mê trườn, bò hay vui đùa với mọi người trong gia đình bởi vận động nhiều sẽ khiến bé mau cảm thấy đói, đồng thời hệ tiêu hóa cũng làm việc tốt hơn. Vậy nên, ba mẹ có thể cùng bé tập thể dục mỗi ngày để con ăn nhiều hơn, ngon hơn, từ đó tăng cân đều đặn và ổn định hơn.

Mát xa cho bé thường xuyên

Massage cho trẻ sơ sinh cũng là phương pháp rất tốt để hiện tượng bé tăng cân tốt hơn. Bởi bên cạnh tác dụng giúp trẻ thư giãn, các chuyên gia cũng khẳng định mát xa sẽ kích thích hệ tiêu hóa của trẻ làm việc hiệu quả hơn. Một khi hệ tiêu hóa hoạt động với công suất tốt nhất, vấn đề tăng cân ở trẻ sơ sinh sẽ không còn là ác mộng đối với ba mẹ.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân điều trị

Mát xa sẽ kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn

Cho bé uống vitamin và khoáng chất 

Theo AAP – học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mỗi ngày, trẻ bú sữa mẹ nên được bổ sung khoảng 1mg sắt cho mỗi trọng lượng cơ thể kể từ khi được 4 tháng tuổi. Mặc dù trẻ bú sữa công thức có thể được cung cấp đủ sắt nhưng mẹ cũng nên cho trẻ bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt. Tuy nhiên trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào, mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế tối đa tình trạng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Cho bé ăn chung với các thành viên trong gia đình

Cách để bé có thể tăng cân nhanh đó là cho các con thưởng thức bữa ăn của mình một cách thoải mái nhất. Theo đó, ba mẹ có thể cho trẻ ngồi ăn chung, hạn chế xem điện thoại, TV,… để tạo bầu không khí hạnh phúc, vui vẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể khiến con “yêu” bữa ăn hơn bằng cách chuẩn bị các món ăn với đa dạng màu sắc.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân về lâu dài sẽ khiến sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên ba mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để có các biện pháp xử lý trong thời gian sớm nhất.

Bài viết của Vtfoods chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế việc chẩn đoán hay điều trị bệnh.

Nguồn: Avakids