Khi con bước vào giai đoạn ăn dặm,sữa chua là thực phẩm cần thiết bổ sung lượng dưỡng chất dồi dào. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ cũng đang lo lắng không biết bé mấy tháng ăn được sữa chua và cho bé ăn bao nhiêu là tốt. Cùng Vtfoods tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1/ Lợi ích của việc ăn sữa chua đối với trẻ 

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích đối sự phát triển của trẻ:

  • Bổ sung dinh dưỡng: Trong sữa chua có chứa một lượng lớn đạm, protein, chất béo, đường và các khoáng chất,vitamin, lợi khuẩn. Các dưỡng chất này góp phần làm tăng sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, một số loại sữa chua còn chứa DHA có lợi cho sự phát triển trí não của bé.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua như: Bifidobacterium và Lactobacillus Acidophilus là thành phần hỗ trợ đường ruột, giúp hệ tiêu hoá và sức đề kháng của bé luôn khỏe mạnh.
  • Dễ ăn, dễ tiêu hóa: Vị chua chua, ngọt ngọt của sữa chua rất dễ ăn đối với trẻ em. Với những bé biếng ăn, bố mẹ cũng không cần lo lắng, vì sữa chua còn giúp bé ăn ngon miệng hơn, tránh tình trạng táo bón và tiêu chảy do đường ruột yếu.

2/ Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Nhiều bác sĩ cho rằng trẻ từ 9 – 10 tháng tuổi đã ăn được sữa chua. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, chuyên gia chỉ ra rằng thời điểm bổ sung chất rắn nhất định vào chế độ ăn của trẻ không cố định vào bất kỳ thời điểm nào mà còn có thể sớm hơn phụ thuộc vào trạng thái cơ thể bé.

2.1. Trẻ dưới 6 tháng

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nên hoàn toàn dùng sữa mẹ thay vì sử dụng sữa chua. Giai đoạn này, hệ tiêu hoá của trẻ chưa đủ khả năng để hấp thụ các lợi khuẩn, đường ruột chưa hoàn thiện, vì thế khó tiêu hoá bất kỳ loại thực phẩm nào. 

Nếu bé đòi ăn sớm, từ 4 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho con tập ăn sữa chua. Tuy nhiên, bố mẹ cần lựa chọn kỹ những loại được làm từ sữa bột và chỉ dành cho riêng trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đồng thời, bố mẹ nên tham khảo thêm từ các bác sĩ chuyên khoa trước khi cho con ăn, để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên dùng sữa mẹ hoặc sữa chua được làm từ sữa bộtTrẻ dưới 6 tháng chỉ nên dùng sữa mẹ hoặc sữa chua được làm từ sữa bột

2.2. Trẻ từ 7 – 8 tháng

Từ 7 đến 8 tháng là độ tuổi mà bé có thể bắt đầu dùng sữa chua. Lúc này, sữa mẹ không đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của con. Điều này đòi hỏi con phải bổ sung thêm các dinh dưỡng từ các thực phẩm như: rau củ, cháo tươi, bột ăn dặm cho bé,…

Hơn nữa, giai đoạn này đường ruột của bé đã phát triển ổn định, có khả năng hấp thu các lợi khuẩn có trong sữa chua. Cho trẻ tập ăn váng sữa đặc biệt là sữa chua từ 7 đến 8 tháng tuổi sẽ cung cấp khoảng 70% năng lượng cần thiết cho cơ thể.

2.3. Trẻ 1 – 2 tuổi

Trẻ từ 1 – 2 tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và trí não. Do đó, chọn sữa chua cho bé trong độ tuổi này cần đảm bảo có đầy đủ các thành phần để bảo vệ cơ thể bé, kích thích sự phát triển, củng cố xương răng chắc khoẻ và cải thiện hiệu suất hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

2.4. Trẻ trên 2 tuổi

Trẻ từ 2 tuổi trở lên đã ăn mạnh hơn so với những tháng đầu sau khi sinh ra. Giai đoạn này trẻ rất năng động và chơi đùa cả ngày. Do đó, sữa chua cần cung cấp đủ năng lượng cho bé. Bố mẹ có thể cho bé dùng sữa chua thường xuyên nhưng cân nhắc bổ sung các loại sữa chua uống.

3/ Cho trẻ ăn bao nhiêu sữa chua là tốt nhất?

3.1. Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi, hệ tiêu hoá mới phát triển ổn định và bé cũng mới bắt đầu tập ăn. Giai đoạn này, bố mẹ nên cho bé dùng các loại sữa chua ăn, sữa chua không đường và có thể kết hợp cùng các loại hoa quả để làm ra món sữa chua trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Lượng sữa chua trung bình cho bé tối đa 2 lần/tuần và mỗi lần khoảng 20g – 55g.

3.2. Trẻ từ 1 – 3 tuổi

Giai đoạn này, tuy bé đã cứng cỏi và ăn uống khoẻ hơn nhưng bố mẹ cũng không nên cho con ăn quá nhiều sữa chua. Độ tuổi này, bé đã dùng được những loại sữa chua ít đường. Lượng sữa chua trung bình cho bé là khoảng 55g – 80g mỗi ngày.

3.3. Trẻ từ 3 tuổi trở lên

Từ 3 tuổi trở lên, cơ thể đã khỏe mạnh hơn, bé có thể dùng các loại sữa chua có đường, ít đường hay không đường đều được. Tuy nhiên, không nên cho bé quá lạm dụng sữa chua, mà chỉ dùng khoảng 55g – 110g/ngày.

4/ Cách lựa chọn loại sữa chua phù hợp cho trẻ

Trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua dành cho trẻ nhỏ và việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho trẻ thực sự khiến các bậc cha mẹ đau đầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa chua làm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức là lựa chọn tốt nhất cho trẻ 6 tháng tuổi.

Sữa chua an toàn, bổ dưỡng phải là sữa chua được lên men tự nhiên, không chứa chất bảo quản. Vì vậy, cha mẹ phải cẩn thận khi cho con sử dụng, đặc biệt nếu thấy con trẻ bị phát ban quanh miệng, ngứa, nôn mửa, tiêu chảy, đầy hơi,…. thì hãy ngừng cho con ăn sữa chua và liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện.

4.1. Luôn đọc kỹ nhãn mác

Việc đọc kỹ nhãn mác luôn là điều quan trọng đầu tiên mà mẹ cần chú ý đến khi mua sữa chua cho con. Thoạt nhìn, các loại sữa chua đều tương tự nhau. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ nhãn mác, mẹ sẽ biết bên trong sữa chua chứa những thành phần, hương liệu gì và hạn sử dụng là bao lâu.

4.2. Chú ý đến thành phần

Với sản phẩm dành cho trẻ nhỏ, sữa chua mẹ chọn nên chứa các thành phần từ sữa, men vi sinh và không nên chứa quá nhiều những thành phần phụ gia, bảo quản khác.

4.3. Giá trị dinh dưỡng

  • Bảng giá trị dinh dưỡng sẽ cho mẹ biết về lượng chất béo, chất đạm và đường chứa trong mỗi khối lượng sản phẩm.
  • Lưu ý rằng mỗi sản phẩm sẽ có lượng calo thực nhiều hơn thông số được in trên nhãn mác.
  • Hãy ưu tiên chọn các loại sữa chua có chứa hàm lượng vitamin D và canxi cao để phù hợp với nhu cầu hàng ngày của trẻ.
Lốc 4 hộp sữa chua trái cây TH true YOGURT vị trái cây 100g (từ 1 tuổi)

4.4. Lượng đường

Thủ phạm biến sữa chua từ một loại thực phẩm tốt biến thành xấu cho sức khỏe đó chính là đường. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường rất có hại cho sức khỏe. Đường còn gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như: Đau tim, béo phì, suy gan, tiểu đường loại 2,… và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Mỗi 245 gam sữa chua trắng thường chứa 10 – 15 gam carbohydrate. Nhưng nếu thêm hương liệu và đường, thực phẩm này có thể không có lượng carbohydrate ổn định nữa. Vì vậy, khi lựa chọn sữa chua, mẹ nên chọn những nhãn hiệu có chứa ít đường, tốt nhất chỉ trong khoảng 10 – 15 gam đường mỗi 245 gam sản phẩm.

4.5. Lượng chất béo

Sữa chua có thể được làm từ sữa ít béo và sữa không chất béo. Thực tế, chất béo có trong sữa chua rất có lợi cho sức khỏe. Những sản phẩm được làm từ sữa chứa chất béo trans tự nhiên có tác động tích cực hơn các chất béo trans từ các loại thực phẩm qua chế biến.

Những chất béo tự nhiên trong sữa chua được gọi là axit linoleic liên hợp (CLA), chất này thường được xem là lành tính và thậm chí mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

4.6. Sữa chua chứa men vi sinh sống

Các lợi khuẩn sinh học được gọi là “men vi sinh” trong sữa chua đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe:

  • Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của hội chứng không dung nạp lactose.
  • Kích thích hệ miễn dịch.
  • Làm giảm nguy cơ mắc các kháng sinh liên quan đến tiêu chảy ở trẻ em và người lớn
  • Cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
  • Giảm trầm cảm.
  • Lợi khuẩn trong sẽ chua giúp làm giảm cholesterol, cân nặng và cả các dấu hiệu viêm nhiễm.
  • Sữa chua có chứa lợi khuẩn bifido còn giúp cải thiện chức năng đường ruột ở trẻ em và phụ nữ.
  • Cải thiện các triệu chứng của hội chứng không dung nạp lactose.
Lốc 4 hộp sữa chua phô mai Zott vị dâu, chuối 50g (từ 6 tháng)

4.7. Hữu cơ hay không hữu cơ

Để nhận được nhãn đánh giá hữu cơ từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sữa chua bắt buộc phải được lấy từ những con bò được cho ăn thực phẩm hữu cơ, non-GMO (thực phẩm không biến đổi gen) và không được tiêm kháng sinh hay hóc môn tăng trưởng. Vì vậy, mẹ nên chọn các dòng sữa chua hữu cơ để trẻ giúp bé dễ hấp thu và có sức đề kháng tốt.

5/ Cho bé ăn sữa chua đúng cách

5.1. Thời điểm cho bé sữa chua

Về thời gian, bố mẹ không nên cho bé ăn sữa chua ngay sau khi ăn cơm vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày bé. Thay vào đó, hãy cho con dùng sữa chua cách bữa ăn từ 1 – 2 tiếng để có thể tiêu hoá tốt hơn. Đồng thời, bố mẹ chỉ nên cho con dùng sữa chua theo lượng cho phép mỗi ngày.

5.2. Chọn nên mua sữa chua uy tín

Sữa chua dành cho bé nên chọn mua từ những chỗ mua uy tín hoặc mẹ có thể làm tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Hơn nữa, không nên lựa chọn những loại sữa chua cô đặc vì chúng có chứa những thành phần không tốt cho sức khỏe bé như: phân lân, pectin, gelatin,…

5.3. Cách tăng thêm hương vị sữa chua cho bé

Để tăng thêm hương vị của sữa chua, mẹ có thể sử dụng thêm trái cây hoặc rau xay nhuyễn mà bé có thể dung nạp được. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp sữa chua với:

  • Táo
  • Chuối
  • Hỗn hợp đậu xanh và lê
  • Bơ nghiền
  • Trái đào
  • Quả bí ngô
  • Khoai lang

6/ Những lưu ý mà mẹ cần nhớ khi cho bé ăn sữa chua

Khi cho bé ăn sữa chua, ba mẹ nên lưu ý:

  • Không cho bé ăn sữa chua lúc đói và ngay sau khi ăn, không ăn chung với thành phần có chứa nhiều dầu mỡ. Vì đó là nguyên nhân khiến bé bị táo bón, đau dạ dày,…
  • Nên vệ sinh răng miệng cho bé sau khi ăn, vì lợi khuẩn trong sữa chua không tốt cho men răng.
  • Không nên cho bé dùng sữa chua quá lạnh mà hãy lấy ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi cho bé ăn.
  • Không nên dùng nóng hoặc hâm nóng sữa chua, bởi lúc này nhiệt độ cao sẽ làm vi lợi khuẩn bị tiêu diệt và mất dinh dưỡng.
  • Trẻ bị dị ứng sữa, nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,… thì không nên cho bé ăn sữa chua nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không pha sữa chua cùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi dùng vì rất có hại cho hệ tiêu hoá của bé.
  • Không nên kết hợp sữa chua cùng xúc xích, thịt hun khói,… và các thực phẩm có kháng sinh như: chloramphenicol, erythromycin,… vì dễ gây táo bón, đau dạ dày, thậm chí khiến bé tử vong.

7/ Một số câu hỏi thường gặp khi cho trẻ ăn sữa chua

7.1. Cho bé ăn sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau?

Sữa chua hộp là sản phẩm đóng hộp dạng dẻo được sản xuất nhờ lên men từ sữa nguyên chất. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc sữa bột, đường, axit táo, axit chua và hương liệu… Trên thực tế, sữa chua nước chỉ có giá trị dinh dưỡng bằng 1/3 so với sữa chua hộp nên chúng không thể thay thế cho nhau.

Lốc 4 hộp sữa chua trái cây Hoff vị chuối 55g

7.2. Vì sao trẻ dưới 1 tuổi ăn được sữa chua nhưng không uống được sữa tươi?

Theo các chuyên gia, sữa bò tươi không có đủ chất dinh dưỡng như sữa mẹ hay sữa bột nên không nên thay thế sữa bò tươi bằng sữa mẹ/sữa bột. Sữa chua trải qua quá trình nuôi cấy để tạo các protein sữa mới đem đến một sản phẩm cuối cùng dễ tiêu hóa hơn.

7.3. Bé mấy tháng ăn được sữa chua Vinamilk, TH True Milk?

Ăn sữa chua, ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, sữa chua còn có khả năng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ở trẻ nhỏ.Sữa chua Vinamilk hay sữa chua TH True milk cũng tương tự như các loại sữa chua khác. Trẻ trên 6 tháng là có thể ăn được.

Sữa chua Vinamilk có đường 100g

7.4. Nên cho bé 6 tháng ăn sữa chua vào thời điểm nào trong ngày?

Thời gian thích hợp là sau bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Bạn nên cho trẻ ăn sữa chua không đường. Điều này sẽ giúp con bạn tránh được béo phì và sâu răng. Mặt khác, không cho trẻ ăn sữa chua ít béo hoặc không béo trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

7.5. Bé 8 tháng ăn sữa chua gì?

Bé 8 tháng tuổi có thể làm quen với các loại sữa chua khác nhau để thay đổi khẩu vị, cải thiện dinh dưỡng và chăm sóc hệ tiêu hóa tốt hơn. Các bà mẹ thử các loại sữa chua khác nhau như sữa chua ăn Vinamilk, TH True Milk,…

Khi cho con dùng sữa chua, bố mẹ nên biết về cách ăn, lượng ăn và những lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của con nhé!

Nguồn: Avakids