Có không ít ba mẹ từng gặp phải tình trạng trẻ nhỏ đau bụng, quấy khóc và tiêu chảy không ngừng. Ba mẹ hãy bình tĩnh xử trí vì tiêu chảy ở trẻ vẫn có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng Vtfoods tham khảo những lời khuyên bổ ích từ bác sĩ Nguyễn Thanh Sang về tiêu chảy ở trẻ nhỏ và những điều ba mẹ cần lưu ý nhé!
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang công tác tại khoa Ung bướu – Huyết học, bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh. Bác sĩ nổi tiếng với những bài đăng facebook chia sẻ các phương pháp điều trị, chăm sóc cho trẻ nhỏ.
1/ Hội chứng dạ dày – ruột cấp tính

Tiêu chảy, nôn ói ở trẻ nhỏ thường xảy ra do mắc phải hội chứng dạ dày – ruột cấp tính (Acute gastroenteritis Syndrome – A.G.E.S). Bác sĩ Sang cho biết trên thế giới hàng năm có khoảng 5 tỷ trẻ em nhập viện do hội chứng này và cướp đi sinh mạng hơn 2 triệu trẻ em mỗi năm.
Nguyên nhân chính của A.G.E.S là do Rotavirus. Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm loại virus này, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi.
2/ Biểu hiện thường gặp
Những biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc phải hội chứng dạ dày – ruột cấp tính bao gồm:
- Nôn ói liên tục nhưng không tiêu chảy.
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
- Trong phân có dịch nhầy hoặc máu
- Tiêu chảy kéo dài trên 10 ngày
- Lừ đừ, ngủ li bì
- Không ăn, uống
- Quấy khóc, đau bụng dữ dội
- Mất nước: tiểu ít, khô niêm mạc, sụt cân nhanh, mắt trũng, quấy khóc không nước mắt
- Tay chân lạnh, da xanh tái.
3/ Cách xử trí
Cách xử trí tốt nhất chính là bù lượng nước đã mất của trẻ bằng cách cho bú mẹ hoặc uống nước.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú mẹ hoặc sữa công thức (nếu đã dùng sữa công thức trước đó)
- Trẻ trên 6 tháng thì cần bổ sung thêm thuốc Oresol giúp bù nước và chất điện giải.
Lưu ý:
- Ba mẹ KHÔNG ĐƯỢC để trẻ uống nước trái cây.
- Tuyệt đối KHÔNG NGƯNG ĂN, NGƯNG BÚ mẹ vì sợ trẻ tiêu chảy.
4/ Cách phòng ngừa tiêu chảy

Nguyên nhân thông thường xảy ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ là do ba mẹ vệ sinh kém, không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh. Những biện pháp phòng ngừa tiêu chảy hữu hiệu ở trẻ nhỏ:
- Ba mẹ phải rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bé, sau khi chạm vào chất thải của bé, sau khi hắc hơi,…
- Cho trẻ uống vacxin phòng ngừa Rota
- Xử lý tốt chất thải của bé
- Lựa chọn thức ăn sạch, tươi, rõ nguồn gốc để chế biến cho trẻ.
Vacxin phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ:
- Vacxin ngừa rota đơn giá Rotarix® (ngừa type G1 và Non-G1: G3, G4, G9) uống 2 liều cách nhau ít nhất 4 tuần, giai đoạn trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi.
- Vacxin ngừa rota ngũ giá Rotateq® (ngừa type G1, G2, G3, G4 và các type có chứa P1A) dùng 3 liều cách nhau tối thiểu 4 tuần và trước 32 tuần, ở giai đoạn trẻ được 2 tháng và 4 tháng tuổi.
Lưu ý: sau uống ngừa Rota một số trẻ có phản ứng sốt nhẹ, đau bụng, tiêu lỏng ít, nôn và triệu chứng đó không nghiêm trọng.
Ba mẹ không được chủ quan khi trẻ nhỏ tiêu chảy, mà phải có cách xử trí kịp thời tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Hy vọng rằng với những thông tin tham khảo từ bác sĩ Nguyễn Thanh Sang sẽ giúp ba mẹ phòng ngừa, xử trí khi trẻ tiêu chảy và bảo vệ tốt sức khỏe con.
Nguồn: Avakids