Vắc xin 6 trong 1 là một trong những vắc xin được bố mẹ quan tâm và tin tưởng sử dụng dạo gần đây với công dụng giúp ngăn ngừa 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Vậy tiêm 6 trong 1 có sốt không? Cùng Vtfoods tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1/ Thông tin về vắc xin 6 trong 1
Vắc xin 6 trong 1 hay Hexaxim là một loại vắc xin của Pháp ở dạng hỗn dịch pha sẵn, dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Tiêm loại vắc xin phối hợp này sẽ giúp chống lại 6 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ là bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B và viêm não do HIB.
Với công dụng 6 trong 1 của vắc xin vừa có thể giảm số lần tiêm vừa giúp tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian tiêm phòng cho trẻ.
2/ Các loại vắc xin 6 trong 1
Tại Việt Nam, có 2 loại vắc xin 6 trong 1 được lưu hành, có nguồn gốc là từ Pháp và Bỉ. Về cơ bản, hai loại vắc xin này có công dụng giống nhau nên hoàn toàn có thể thay thế được trong trường hợp hết thuốc, nên bố mẹ tuyệt đối không nên vì đợi thuốc mà kéo dài thời gian tiêm của trẻ.
- Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim: Là vắc xin của Pháp đã được pha chế sẵn và đóng gói trong xi-lanh, có thể dùng trực tiếp. Trong vắc xin này chứa 2 thành phần kháng nguyên ho gà là PT và FHA với tỷ lệ xảy ra phản ứng nguy hiểm khi tiêm là 1/1.000.000 liều.
- Vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa: Là vắc xin của Bỉ, chưa được pha chế nên trước khi tiêm cần pha hoàn nguyên các thành phần với nhau.
Trong vắc xin có chứa các thành phần HBV-IPV-DTP ở dạng hỗn dịch và đóng sẵn trong ống bơm kim tiêm, còn HIB được sản xuất ở dạng bột đông khô và đóng trong lọ nhỏ với tỷ lệ xảy ra phản ứng phụ là 4,2/1.000.000 liều tiêm.
3/ Ưu điểm và tác dụng phụ của vắc xin 6 trong 1
Ưu điểm của vắc xin 6 trong 1 có thể kể tới như:
- Rút ngắn quá trình, thời gian tiêm chủng cho trẻ. Cụ thể thay vì phải tiêm 9 mũi để có thể phòng tránh bệnh tật, trẻ chỉ cần tiêm 3 mũi.
- Trẻ đỡ bị áp lực tâm lý do số lần tiêm giảm đi.
- Vắc xin 6 trong 1 được bào chế dưới dạng hỗn hợp dịch pha sẵn có thể sử dụng được ngay, đảm bảo liều lượng chuẩn xác khi tiêm, đồng thời giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn khi thao tác.
- Tỷ lệ xảy ra phản ứng nguy hiểm của vắc xin rất thấp, do vậy trẻ có thể tiêm đồng thời nhiều loại vắc xin khác mà không lo giảm tác dụng của thuốc hay xảy ra phản ứng.
Ngoài những ưu điểm tuyệt vời vắc xin 6 trong 1 cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Trẻ xuất hiện dấu hiệu bị đau nhức, sưng tấy, mẩn đỏ ở vị trí được tiêm.
- Trẻ có một số biểu hiện khó chịu như: chán ăn, bỏ bú, dễ cáu gắt, quấy khóc, khó chịu và thậm chí là nôn mửa.
- Nghiêm trọng hơn cả là trẻ khóc dữ dội, có dấu hiệu phù nề, co giật, sốc phản vệ. Với trường hợp này bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
4/ Tiêm vắc xin 6 trong 1 có sốt không?
Không thể phủ nhận vắc xin 6 trong 1 đem lại những tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa bệnh tật, tuy nhiên nhiều bố mẹ còn đang chần chừ vì lo lại tiêm tiêm vắc xin có thể gây ra sốt cho trẻ.
Thực tế, sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 trẻ có thể bị sốt. Tuy nhiên, bố mẹ có thể yên tâm rằng tiêm vắc xin 6 trong 1 không chứa bất kỳ vi khuẩn hay virus sống nào nên rất an toàn và trẻ không có nguy cơ mắc bệnh từ các thành phần của vắc xin.
Sốt là một trong những tác dụng phụ thường thấy sau khi trẻ tiêm vắc xin bởi vì sức đề kháng của trẻ lúc này còn kém. Khi trẻ có biểu hiện sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 đồng nghĩa hệ thống miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin và có sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn.
Tùy vào thể trạng của mỗi trẻ có biểu hiện số khác nhau, thông thường trẻ bị sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 từ 6 – 12 giờ, rồi tự khỏi trong vòng 1 – 2 ngày, rất ít trường hợp trẻ sốt trên 39,5 độ C.
5/ Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1
Sau khi trẻ tiêm xong bố mẹ có thể áp dụng một số cách để chăm sóc trẻ giúp trẻ hạ sốt và hồi phục nhanh hơn:
- Không nên mặc quá nhiều quần áo hay đắp nhiều chăn khiến trẻ khó chịu mà nên ưu tiên mặc những bộ quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi.
- Chú ý các hiện tượng mất nước sau khi tiêm có thể xảy ra ở trẻ như tã ít ướt hơn, miệng khô, mắt trũng sâu và khóc không ra nước mắt.
- Bổ sung nước và sữa liên tục cho trẻ sau khi tiêm để bù nước cho con.
- Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng để quan sát, tránh trường hợp bị sốc phản vệ mà không được cấp cứu kịp thời.
- Dùng khăn mặt thấm nước ấm lau, chườm cho trẻ ở một số vùng như bàn tay, bàn chân, nách bẹn,… giúp hạ sốt hiệu quả.
6/ Làm gì khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1?
Sau khi tiêm, nhiệt độ cơ thể trẻ thay đổi liên tục bố mẹ cần sử dụng nhiệt kế để theo dõi thường xuyên. Trong trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ phải cho trẻ dùng miếng dá hạ sốt kết hợp uống thuốc hạ sốt và kiểm tra chỗ tiêm xem có bị sưng, đỏ không.
Lưu ý chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trong đó không dùng paracetamol cho trẻ dưới 2 tháng và không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 3 tháng, dưới 5kg hay bị hen suyễn.
Nếu trẻ số cao trên 39 độ, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc vết tiêm bị sưng đỏ bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
7/ Lưu ý khi đi tiêm vắc xin 6 trong 1
Khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho bé, bố mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Tiêm theo lịch chủng ngừa hoặc chỉ định của bác sĩ, tiêm ít nhất 3 mũi cơ bản và mỗi mũi tiêm cách nhau tối thiểu 28 ngày. Cụ thể lần 1 tiêm khi trẻ đã đủ 2 tháng tuổi, lần 2 khi trẻ 3 tháng tuổi, mũi tiêm thứ 3 sẽ vào tháng thứ 4.
- Với lần tiêm thứ 4 là mũi nhắc lại chỉ tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi và tiêm thêm mũi thứ 5 khi bé 4 – 5 tuổi để tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh tật.
- Không tiêm cho trẻ bị sốt cao, có vấn đề về thần kinh, dị ứng với các thành phần của thuốc hay đã từng có tiền sử bị sốc phản vệ khi tiêm chủng.
Bố mẹ cần tìm hiểu và theo dõi lịch tiêm vắc xin 6 trong 1 để tiêm chủng cho trẻ như một cách tăng sức đề kháng cho con để chống lại virus, bệnh tật. Hy vọng những thông trên hữu ích, giúp bố mẹ biết được sau tiêm 6 trong 1 có sốt không. Đừng quên theo dõi Vtfoods để biết thêm nhiều thông tin thú vị nữa nhé!
Các bài viết của Vtfoods chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Avakids