Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu, sữa mẹ còn chứa các yếu tố cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, ví dụ các chất kháng khuẩn, men tiêu hóa, hoóc môn, yếu tố điều hòa tăng trưởng…
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ trong năm đầu. Sữa mẹ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, phù hợp nhất với yêu cầu phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện, ít tốn kém, bảo đảm an toàn. Nuôi con bằng sữa mẹ còn tăng gắn bó tình cảm mẹ con, và có lợi cho sức khoẻ người mẹ, giảm nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Vì vậy, cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm, ngay trong vòng một giờ đầu sau khi sinh. Trong 6 tháng đầu tức là từ lúc sinh ra đến tròn 180 ngày chỉ cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ, nghĩa là ngoài sữa mẹ không cho trẻ ăn/ uống gì thêm (trừ các loại thuốc khi cần thiết). Từ sau tháng thứ 6 bắt đầu cho ăn bổ sung hay ăn sam, nhưng vẫn tiếp tục cho con bú cùng với ăn bổ sung và cho bú kéo dài đến 18-24 tháng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn trong thời thơ ấu. Nguyên nhân là do sữa mẹ rất giàu HMO – thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tạo ra sự gần gũi về thể chất khi mẹ vừa tiếp xúc da thịt vừa giao tiếp bằng mắt với con. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và bé, mang đến cảm giác an tâm hơn cho trẻ.
Sau đây là so sánh về thành phần dinh dưỡng giữa sữa mẹ và sữa bò của BS Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương, để thấy được những điều kỳ diệu chỉ có trong sữa mẹ.
1. Chất béo
– Chất béo là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất trong sữa mẹ. Sự thiếu hụt cholesterol và DHA (các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của não và cơ thể) khi sử dụng sữa bò có thể khiến trẻ dễ bị bệnh tim mạch hay bệnh hệ thần kinh trung ương khi trưởng thành.
– Phần chất béo không được hấp thu trong sữa bò khiến phân của trẻ bú bình có mùi khó chịu.
2. Protein
3. Cacbohydrat
Ưu điểm của sữa mẹ: Lactose được coi là cacbohydrat quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng lactose trong sữa của một loài tỷ lệ thuận với kích thước não của loài đó.
4. Thành phần kích thích miễn dịch
Ưu điểm của sữa mẹ: Khi mẹ tiếp xúc với vi trùng, cơ thể sẽ tạo kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Mẹ sẽ truyền các kháng thể này cho con qua sữa mẹ.
5. Vitamin và khoáng chất
Ưu điểm của sữa mẹ: Vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ được hấp thu tốt hơn. Để bù lại, người ta phải thêm vào sữa bột một lượng vitamin và khoáng chất lớn hơn, điều này khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.
6. Men và hoóc môn
Ưu điểm của sữa mẹ:
– Các men tiêu hóa giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Các hoóc môn đóng góp vào sự cân bằng sinh hóa và sự ổn định của cơ thể nói chung.
– Thông qua việc cảm nhận sự thay đổi mùi vị từ chế độ ăn của mẹ, sữa mẹ giúp hình thành khẩu vị cho trẻ, giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Nguồn: Sức khỏe và đời sống