Ở độ tuổi mẫu giáo, kỹ năng xã hội trở thành nền tảng giúp trẻ định hướng về thế giới xung quanh như bày tỏ cảm xúc, chia sẻ và kết nối với những người bạn đồng trang lứa. Bài viết này VT-FOODS sẽ có 14 gợi ý giúp cha mẹ xây dựng kỹ năng xã hội cho trẻ ngay tại nhà để trẻ vững vàng khi quay lại trường học.
Xây dựng kỹ năng xã hội cho trẻ ngay từ khi ở nhà
1/ Thể hiện quan điểm và cảm xúc
Thời gian ở nhà, trẻ rất khó để giao tiếp và bày tỏ cảm xúc. Vì thế, cha mẹ có thể xác định cảm xúc và suy nghĩ của trẻ bằng cách khi đang xem phim hay trong lúc chơi có thể dừng lại để hỏi cảm nhận của chúng. Sau đó hãy để trẻ trả lời và cũng sẽ đưa ra những suy nghĩ của chính cha mẹ. Điều quan trọng nhất là hãy cho trẻ được thể hiện quan điểm và bày tỏ cảm xúc.
2/ Chơi giả vờ
Chơi giả vờ là trò chơi mà trẻ sẽ lấy một loạt các đồ vật như gấu Peppa Pig hay búp bê Barbie, sau đó phân vai cho chúng. Tiếp đến là bày ra một bữa ăn thịnh soạn, giả vờ nướng bánh và tổ chức sinh nhật cùng nhau. Trong trường hợp này trẻ đang chơi độc lập. Tuy nhiên, để trẻ cảm thấy vui và rèn luyện kỹ năng xã hội thì cha mẹ nên tham gia chơi cùng con.
Chơi giả vờ giúp trẻ cảm thấy vui và rèn luyện kỹ năng xã hội
3/ Thực hiện luân phiên
Cha mẹ hãy cung cấp cho trẻ món đồ chơi mà trước giờ chúng rất thích nhưng lại không được chạm vào như máy tính, iPad…và bảo rằng món đồ đó chỉ được dùng trong vòng 5 phút sau đó chuyển sang cho anh chị em khác. Điều nàygiúp trẻ phát huy sự chia sẻ trong kỹ năng xã hội.
4/ Trò chơi cờ bàn
Trò chơi cờ bàn không những khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng xã hội mà còn giúp chúng rèn luyện trí não. Chơi trò cờ bàn đòi hỏi sự kiên nhẫn và chờ đợi đến lượt. Ngoài trò chơi này thì còn có UNO, cũng mang đến tính kết nối cao.
Tuy nhiên, một điều mà các bậc phụ huynh cần phải lưu ý là khi lựa chọn trò chơi cho con là hãy cân nhắc những trò này có phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ hay không?
Trò chơi cờ bàn vừa giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xã hội vừa phát triển trí não
5/ Gọi điện qua Internet
Trong thời đại hiện nay, thực sự không khó để chúng ta có thể gọi điện thoại và giao tiếp trực tuyến với người khác nhờ vào điện thoại hoặc máy tính. Thế nên,trẻ cũng có thể trao đổi và kết nối với bạn của chúng thông qua mạng xã hội về học tập và về sở thích như tô màu, vẽ tranh.
Cách làm này giúp trẻ cũng như các phụ huynh có thể duy trì mối quan hệ và giao tiếp với mọi người ở bất kỳ đâu. Mặc dù không đến trường nhưng trẻ vẫn có thể kết nối với bạn bè và phát triển kỹ năng xã hội của chúng.
6/ Truy tìm đồ vật bị giấu trong nhà
Với trò chơi này, thay vì trẻ phải đi tìm những món đồ nằm rải rác xung quanh nhà, thì các bậc phụ huynh sẽ đưa ra các câu đố thách thức trẻ tìm lời giải để đến được với vị trí món đồ bị giấu cuối cùng. Trò chơi này sẽ là cơ hội để trẻ rèn luyện kỹ năng hợp tác và kết nối với những người xung quanh.
Truy tìm món đồ bị cất giấu trong nhà
7/ Trò chơi “A hay B”
Trò chơi này sẽ được phát triển dựa vào trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ. Trẻ sẽ đưa ra những hỏi kỳ quặc làm cho cha mẹ sẽ cảm thấy bối rối về câu trả lời rất vô lý. Tuy nhiên, trò chơi này lại mang nhiều tiếng cười cho cả cha mẹ và bé. Chẳng hạn như trẻ sẽ hỏi các bậc phụ huynh “cha mẹ sẽ thích ở trên cạn hay dưới nước?” hoặc “cha mẹ muốn bay hay tàng hình?”
8/ Màu sắc biểu thị cảm xúc
Mỗi màu sắc sẽ biểu thị cho một loại cảm xúc khác nhau của trẻ như màu vàng là đại diện cho hạnh phúc trong khi đó màu xanh lam lại đại diện cho nỗi buồn, màu xanh lá là sự bình tĩnh.
Các bậc phụ huynh hãy hướng dẫn cho trẻ cách biểu đạt cảm xúc thông qua màu sắc để cha mẹ có thể dễ dàng nắm bắt được tâm trạng của trẻ. Tuy nhiên, trẻ sẽ có rất nhiều cảm xúc khác nhau trong một vài ngày nhất định. Điều này, cũng thuận tiện cho phụ huynh nhận biết để trò chuyện và chia sẻ cùng con
Mỗi loại màu sắc sẽ biểu thị cho một loại cảm xúc khác nhau của trẻ.
9/ Sáng chế đồ chơi từ các vật dụng
Một số đồ vật tưởng chừng vứt đi hay thường không được chú ý đến trong nhà như cốc nhựa, chai nhựa, que kem, bông gòn, kẹt giấy, ống hút giấy…
Thì đó lại là những thành phần quan trọng trong những sáng chế của trẻ như cầu trượt bằng que kem cho búp bê, tạo ra đoạn đường dốc bằng thùng nhựa cho ô tô hay xây những tòa tháp, ngôi nhà bằng que kem hay tăm. Hoạt động này không những giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
10/ Trò chơi giữ bóng bay
Nhiệm vụ của trẻ trong trò chơi này là giữ cho quả bóng bay không cho chạm mặt đất và không bị vỡ. Trò chơi này rất hay khi trẻ có thể tham gia cùng với anh chị em của chúng để đảm bảo quả bóng được an toàn.
Trò chơi giữ bóng bay ở trẻ
11/ Kể chuyện ngắn
Cha mẹ hãy tạo ra thẻ ghi chú về các chủ đề cũng như những câu chuyện mà phụ huynh muốn lắng nghe từ trẻ. Trong hoạt động này, trẻ có thể phát triển kỹ năng lắng nghe, hiểu được chỉ dẫn, kiên trì, hợp tác và thể hiện cảm xúc.
Sau khi trẻ kể câu chuyện của chúng, cha mẹ hãy tóm tắt lại, giải thích và định hướng về những điều diễn ra trong câu chuyện đó. Thêm vào đó, cha mẹ hãy dạy trẻ cách thể hiện sự đồng cảm và yêu thương người khác.
12/ Chơi nhà hàng
Trò chơi này cụ thể là trẻ sẽ bày biện một không gian cùng với các dụng cụ nấu ăn chuyên dụng giống như nhà hàng với các thực khách là gấu bông, búp bê đôi khi có thể là phụ huynh.
Đây sẽ là một trò chơi giúp trẻ rèn luyện cách cư xử và phục vụ người khác. Cha mẹ hãy chỉ cho trẻ cách nói chuyện với khách hàng bằng cách nói “dạ, thưa” và nói lời “xin lỗi” khi xảy ra sự cố tại bàn.
Chơi nhà hàng giúp trẻ rèn luyện cách cư xử và phục vụ người khác
13/ Đọc sách kết hợp hoạt động thể chất
Hoạt động này sẽ khuyến khích trẻ vừa đọc sách vừa thực hiện một hoạt động thể chất. Phụ huynh sẽ chọn một cuốn sách và một từ lặp lại nhiều lần trong cuốn sách đó. Mỗi lần đọc đúng từ đó, trẻ sẽ phải thực hiện một hành động như bật nhảy hay chạy một vòng quanh nhà. Điều này sẽ khuyến khích trẻ ghi nhớ từ mới, sự chú ý cũng như rèn luyện thể chất.
14/ Kể chuyện về đồ chơi
Đây là hoạt động trẻ có cơ hội đưa ra những món đồ trẻ thích hay tự hào và kể về những câu chuyện liên quan đến món đồ đó. Hoạt động này cũng thường được diễn ra trên lớp, nhưng khi trẻ ở nhà các bậc phụ huynh có thể đưa ra đề bài kể về nhà bao gồm các đồ nội thất mà bé ấn tượng, kể về các thành viên trong gia đình…
Trên đây là 14 gợi ý về các hoạt động để giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội. VT-FOODS hy vọng các bậc phụ huynh sẽ dùng để áp dụng, chơi với trẻ để bé phát triển kỹ năng xã hội, dễ dàng hòa nhập và chia sẻ cảm xúc với cha mẹ cũng như bạn bè, thầy cô.
—-Sưu tầm—-