Tình trạng xâm hại trẻ em đang ở mức đáng báo động trên toàn thế giới. Do đó, nếu các dấu hiệu trẻ bị bạo hành ở trường không được phát hiện kịp thời, rất có thể trẻ sẽ bị tổn thương. Đồng hành cùng Vtfoods để tìm hiểu rõ hơn về cách dạy trẻ bảo vệ bản thân ba mẹ nhé!
1/ Các hình thức bạo hành trẻ phổ biến
Bất kỳ hành động nào cố ý gây tổn hại tới sức khỏe, tinh thần của trẻ dưới 18 tuổi đều được coi là hành vi bạo hành. Ngược đãi trẻ em có thể xảy ra với nhiều hình thức và được gây ra trong cùng một thời điểm. Cụ thể:
Bạo hành thể chất
Khi bị bạo hành về thể chất, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các thương tích do bị tổn thương bởi tay hay các độ vật như dây lưng, dây thừng, roi, cán chổi,… Ngoài ra, các hành vi như xô đẩy, đạp, đấm, đá,… khiến trẻ đau đớn cũng đều được coi là bạo hành.
Bạo hành về tinh thần
Bạo hành về tinh thần là hình thức khiến tình cảm hoặc lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương thông qua lời nói như: xúc phạm, quát mắng, phớt lờ, cô lập hay từ chối điều gì đó của trẻ.
Xâm hại tình dục
Đây các hành vi lạm dụng tình dục ở trẻ dưới 18 tuổi như quan hệ bằng miệng, sờ/vuốt ve vùng nhạy cảm, ép trẻ xem các nội dung mang tính chất khiêu dâm hoặc quan hệ.
Bỏ mặc trẻ
Bỏ mặc trẻ có nghĩa là cá nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng và nuôi dạy trẻ không cung cấp đầy đủ các loại thức ăn, nước uống, nhà ở, không cho trẻ tới trường, tới bệnh viện trong trường hợp cần thiết.
Lạm dụng về sức khỏe và y tế
Hình thức bạo hành này bao gồm những hành vi như cố ý cho trẻ uống sai thuốc, cung cấp sai thông tin về tình trạng bệnh của trẻ, đưa trẻ đi khám hoặc tiến hành các xét nghiệm không cần thiết khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.
2/ Dấu hiệu trẻ bị bạo hành ở trường
Hầu hết trẻ bị bạo hành, xâm hại tình dục đều cảm thấy sợ hãi, xấu hổ và không muốn ai biết về tình trạng của mình. Chính vì vậy, ba mẹ cần hết sức chú ý tới những dấu hiệu trẻ bị bạo hành ở trường dưới đây để có thể giúp đỡ con kịp thời:
Cơ thể trẻ xuất hiện nhiều vết thương, vết bầm tím
Trẻ bị bạo hành ở trường về thể chất, cơ thể thường xuất hiện những thương tích không rõ nguyên nhân, bao gồm:
- Các vết bầm tím
- Chấn thương tại các vị trí như mặt và tai
- Chấn thương vùng đầu khiến trẻ choáng váng, không minh mẫn, buồn nôn
- Các chấn thương trên cánh tay do phòng thủ, chống lại đối tượng bạo hành
- Vết rách, vết cắn trên da
- Bỏng do thuốc lá cũng là một trong những dấu hiệu trẻ bị bạo hành ở trường rất phổ biến
- Các chấn thương tại vòm miệng, lưỡi, răng như chảy máu, bầm tím, bị rách
- Đau họng thường xuyên không thể lý giải
- Đau bụng cấp hoặc mãn tính
Một số dấu hiệu trẻ bị bạo hành ở trường khác có thể kể đến: trật khớp khuỷa tay gãy tay, gãy xương, kém phát triển về thể chất, giảm cân bất thường,…
Trẻ sợ hãi, không muốn tiếp xúc
Nếu đột nhiên trẻ trở nên sợ sệt, căng thẳng, không muốn tiếp xúc với người lạ, đây rất có thể là dấu hiệu trẻ bị bạo hành hoặc gặp phải các vấn đề liên quan tới tâm lý. Việc trẻ không còn vui đùa hồn nhiên như bình thường là lời cảnh báo cho thấy trẻ đang phải một mình đối mặt với những vấn đề khó có thể nói ra. Chính vì vậy, ba mẹ cần chú ý tới trẻ nhiều hơn.
Trẻ trở nên bạo lực hơn
Nếu trẻ bị bạo hành ở trường một cách thường xuyên, rất có thể trẻ sẽ gặp vấn đề về tâm lý. Từ đó trẻ sẽ không thể kiểm soát được bản thân và có xu hướng xuất hiện các hành vi bạo lực như tự làm hại mình, quấy rối người khác hay đập phá đồ.
Trẻ không muốn đi học
Trẻ không muốn tới trường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ khóc lóc dữ dội, luôn chạy trốn khi nhắc tới đi học thì đây cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị bạo hành ở trường.
Trong trường hợp này, ba mẹ nên giữ trẻ bình tĩnh và tìm hiểu xem ở trường đã xảy ra việc gì mà có thể khiến con sợ hãi tới như vậy. Trẻ sẽ rất hoảng loạn, vậy nên ba mẹ cần hết sức nhẹ nhàng và kiên nhẫn để tìm ra nguyên căn của vấn đề và giải quyết trong thời gian sớm nhất, tránh để sự việc diễn biến nghiêm trọng hơn.
Trẻ trở nên quá khích, tâm lý thay đổi
Trẻ bị bạo hành ở trường thường gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng dẫn tới các hành vi bất thường trong cuộc sống hằng ngày như chống đối ba mẹ, cắn móng tay, nghiến răng, toát mồ hôi,…
3/ Ba mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ bị bạo hành ở trường?
Phát hiện sớm và kịp thời các dấu hiệu trẻ bị bạo hành ở trường hay các bất thường về tâm lý sẽ hạn chế nguy cơ trẻ bị tổn thương về lâu dài và ảnh hưởng tới khả năng phát triển sau này. Theo đó, ba mẹ nên nhẹ nhàng quan tâm, theo dõi và hỏi han con, động viên con chia sẻ những điều mà mình đã gặp phải hoặc đang phải đối mặt.
4/ Kỹ năng phòng chống bạo lực, xâm hại ba mẹ cần dạy cho con
Dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể
Do tuổi còn nhỏ, quá ngây thơ nên nhiều bé bị kẻ xấu xâm hại trong khi không thể nhận biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Do đó, nếu không muốn nhìn thấy các dấu hiệu trẻ bị bạo hành ở trường xuất hiện trên cơ thể của con mình, việc đầu tiên ba mẹ cần làm đó chính là dạy trẻ cách phòng chống bạo lực cũng như giáo dục giới tính giúp trẻ có kiến thức về cơ thể, đặc biệt là vùng kín.
Ba mẹ nên dạy trẻ càng sớm càng tốt. Với các bé nhỏ, ba mẹ chưa cần phải giải thích quá kỹ mà chỉ nên khuyến khích trẻ nhớ tên các bộ phận trên cơ thể. Khi trẻ lớn hơn, ba mẹ có thể chia sẻ kỹ hơn các kiến thức liên quan đến vùng kín, cách vệ sinh cá nhân cũng như cách bảo vệ khu vực này.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần căn dặn trẻ rằng không cho bất cứ ai nhìn, sờ, chạm hay đánh vào cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục ngoại trừ ba mẹ khi tắm cho trẻ và khi khám bệnh với bác sĩ cùng sự có mặt của ba mẹ.
Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày
Trẻ nhỏ thường rất ít cảnh giác và không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng đều có nhận thức về các sự việc nguy hiểm. Mặc dù vậy, việc răn đe trẻ bằng các ví dụ liên quan đến bạo lực, xâm hại tình dục sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và khó chịu hơn.
Do đó, để hạn chế tình trạng trẻ bị bạo hành ở trường, ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, tâm sự với trẻ để giúp trẻ hình thành niềm tin. Điều này sẽ khiến lời đe dọa của đối tượng bạo hành trở nên vô ích (kẻ xấu thường dọa trẻ không được kể lại hành vi bạo lực cho người khác).
Kỹ năng xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm
Do tâm lý non yếu, trẻ bị bạo hành ở trường thường dễ hoảng sợ, từ đó có xu hướng ngại từ chối người khác nhất là những người lớn tuổi, bạn bè vì sợ bị cô lập. Yếu tố này rất dễ khiến trẻ trở thành mục tiêu để kẻ xấu bắt nạt, thực hiện những hành vi đồi bại. Do đó, ba mẹ cần dạy trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân để có thể thoát khỏi những tình huống nguy hiểm.
Dặn trẻ không nên giữ bí mật khi bị đe dọa
Trẻ thường biết rất rõ đối tượng xâm hại, bắt nạt mình là ai. Tuy nhiên do kẻ xấu đe dọa nên trẻ không dám chia sẻ với ba mẹ. Vậy nên, ba mẹ cần thường xuyên tâm sự và hỏi han trẻ, đồng thời nhắn nhủ dù có chuyện gì xảy ra, ba mẹ vẫn là niềm tin vững chắc mà trẻ có thể dựa vào, nếu trẻ bị bạo hành ở trường, hãy nói với ba mẹ để ba mẹ bảo vệ con.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy trẻ những ám hiệu riêng để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy an tâm hơn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần chú ý quan sát các biểu hiện trẻ bị bạo hành ở trường để nắm bắt tình hình nếu trẻ không chủ động chia sẻ.
Dạy trẻ cách nâng cao cảnh giác với hành vi bất thường
Ba mẹ cần cho trẻ hiểu rằng tại bất cứ đâu cũng có thể tiềm ẩn nguy hiểm và bất cứ ai cũng có thể là người xấu. Do đó, trẻ cần cảnh giác với những đối tượng có hành vi, biểu hiện không đúng đắn và không tôn trọng trẻ.
Người Việt thường có thói quen đụng chạm bộ phận nhạy cảm của trẻ như một hành động để bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên, đây lại là một trong những hành vi xâm hại và khiến trẻ khó chịu.
Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, trẻ sẽ lầm tưởng đây thật sự là một hành động thể hiện sự yêu thương để rồi mất cảnh giác và trở thành nạn nhân của kẻ xấu. Thậm chí trẻ còn có nguy cơ bị ảnh hưởng và trở thành người thực hiện những hành vi này.
Chính vì vậy, ba mẹ cần kiểm soát những hành động trên của người thân xung quanh để bảo vệ trẻ. Đồng thời dặn trẻ nói lại cho ba mẹ nếu con gặp phải những hành động bất thường.
Trẻ em chưa có khả năng tự vệ nên rất dễ bị tổn thương. Dù tại bất kỳ thời đại nào, việc ngược đãi trẻ em cũng cần đáng lên án. Ba mẹ cần nắm bắt rõ những dấu hiệu trẻ bị bạo hành ở trường để bảo vệ trẻ, tránh để những sự việc đáng tiết xảy ra. Trong trường hợp cần thiết, ba mẹ có thể báo cho cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ và giải cứu trẻ kịp thời.
Nguồn: Avakids