Theo số liệu dưới khoảng 5% trẻ mắc chứng biếng ăn bẩm sinh. Bé lười bú có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé bú ngày càng ít:

Nguyên nhân của tình trạng bé lười bú

  • Bé đang bệnh hoặc vừa khỏi bệnh. Cơ thể mệt mỏi khiến bé trở nên lười bú.

  • Sau khi tiêm ngừa, tác dụng phụ của thuốc có thể khiến bé chán bú.

  • Rối loạn tiêu hóa, nôn ói, táo bón, đầy hơi… khiến bé không muốn bú.

  • Bé đang trong giai đoạn mọc răng sẽ trở nên biếng ăn, lười bú.

  • Các giai đoạn tập lật, bò, đi hoặc đứng bé thường có biểu hiện bú ít.

  • Bé có vấn đề về sức khỏe như bệnh tai mũi họng,… sẽ khiến bé khó chịu khi bú.

  • Bú sai tư thế khiến bé không thoải mái và cảm thấy không hứng thú với việc bú.

  • Sữa có vị lạ là nguyên nhân khiến bé không bú sữa nữa.

  • Các cữ bú của bé quá gần khiến bé không bú và trở nên bú ít hơn hẳn.

  • Mẹ có quá nhiều sữa khiến bé bị ngợp mỗi khi bú. Hoặc mẹ có ít sữa khiến bé khó chịu vì không đủ sữa mỗi khi dùng.

  • Quá trình bé tập ăn dặm, bé cần thời gian để thích nghi với mùi vị thức ăn dặm. Do đó, bé thường rất biếng ăn và lười bú.

NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG BÉ LƯỜI BÚ LÀ GÌ? BÉ LƯỜI BÚ THÌ PHẢI LÀM SAO?

Bé lười bú phải làm sao

Mẹ nên xác định rõ nguyên nhân khiến bé lười bú, sau đó tìm ra biện pháp phù hợp để khắc phục hiệu quả. Sau đây là các cách giúp mẹ xử lý tình trạng bé lười bú hiệu quả nhất:

1. Tạo thói quen bú hợp lý

Mẹ nên tạo cho bé thói quen mỗi khi bú. Như không nên cho bé bú quá lâu trong một cữ. Khi bé bú mẹ không nên dụ bé bằng ti vi hay thiết bị điện tử. Để bé tập trung vào quá trình bú sữa. Hạn chế trường hợp để bé quá đói mới cho bú.

Mẹ nên chia nhỏ các cữ bú trong ngày để bé dễ dàng hấp thụ hơn. Không để bé bú quá no, sau khi bé bú xong mẹ có thể vỗ nhẹ lưng bé giúp bé dễ tiêu. Một thói quen bú tốt sẽ giúp khắc phục tình trạng bé bú ít.

2. Điều trị bệnh kịp thời

Bệnh là nguyên nhân khiến bé lười bú. Do đó, khi mẹ cảm thấy bé bú ít do đang mắc bệnh. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Không tự ý dùng thuốc cho bé mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ. Khi bệnh được chữa trị, bé sẽ không còn tình trạng lười bú nữa.

NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG BÉ LƯỜI BÚ LÀ GÌ? BÉ LƯỜI BÚ THÌ PHẢI LÀM SAO?

3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mẹ

Bé lười bú phải làm sao? Khi bé có dấu hiệu lười bú, mẹ nên kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình. Vì chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng đến mùi vị sữa. Khi đó, sữa có mùi lạ bé sẽ không muốn bú nữa và bú ít đi hẳn.

Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân. Như vậy sẽ giúp đảm bảo chất lượng nguồn sữa giúp bé được phát triển tốt nhất.

NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG BÉ LƯỜI BÚ LÀ GÌ? BÉ LƯỜI BÚ THÌ PHẢI LÀM SAO?

4. Tư thế bú

Mẹ cần xác định tư thế bú chính xác. Vì khi tư thế bú đúng mới tạo cảm giác thoải mái cho bé bú. Mẹ có thể thử các tư thế khác nhau và quan sát bé thích hợp với tư thế nào. Sau đó, áp dụng tư thế bé thích nhất để giúp bé xử lý tình trạng bé lười bú.

Đồng thời mẹ cũng tạo cho bé không gian thoáng mát khi bú để bé có thể tận hưởng quá trình bú.

5. Chọn sữa công thức

Đối với trường hợp bé bú ngoài, mẹ nên cân nhắc chọn các loại sữa có mùi vị yêu thích của bé. Bên cạnh hương vị sữa, mẹ cũng cần chọn sữa phù hợp với nhu cầu hiện tại của bé. Chọn các sản phẩm sữa đã được kiểm chứng chất lượng. Không mua các loại sữa không thương hiệu hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG BÉ LƯỜI BÚ LÀ GÌ? BÉ LƯỜI BÚ THÌ PHẢI LÀM SAO?

Khi nhận thấy bé bú ít hơn bình thường, bố mẹ đừng nên quá hoảng. Hãy cẩn thận tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các cách xử lý phù hợp. Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ nắm được thông tin khi bé lười bú phải làm sao. Chúc gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!

Nguồn:kiddi