Đặc biệt, nếu bé có cơ địa mẫn cảm thì bố mẹ càng phải cần lưu ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, bởi đây là biện pháp trực tiếp hỗ trợ và phòng ngừa tình trạng này để bé phát triển tốt nhất.
Trẻ có cơ địa mẫn cảm cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Tình trạng mẫn cảm đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. Theo ước tính đến năm 2050, khoảng 50% dân số thế giới sẽ gặp phải các triệu chứng mẫn cảm.
Theo Viện dị ứng và Miễn dịch lâm sàng châu Âu, mẫn cảm là tình trạng xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng xảy ra lặp đi lặp lại bắt nguồn bằng việc tiếp xúc với một tác nhân kích thích ở liều lượng mà người bình thường có thể dung nạp được. Các triệu chứng mẫn cảm thường gặp là da nổi mẩn đỏ, ngứa, chàm; các biểu hiện về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, ọc ói…; các biểu hiện về hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi…
Dù mẫn cảm có khuynh hướng di truyền nhưng thực tế, bất cứ đứa trẻ nào cũng có nguy cơ mẫn cảm. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như tiếp xúc với chất ô nhiễm, dị nguyên cũng sẽ làm tăng nguy cơ bé gặp phải tình trạng này. Do đó, trong quá trình chăm sóc, mẹ cần sẽ để ý xem con có biểu hiện mẫn cảm không. Nếu nghi ngờ con mẫn cảm, mẹ cần tư vấn với bác sĩ để được thăm khám cũng như nhận được lời khuyên tốt nhất. Ngoài ra, mẹ cũng cần áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa để giúp bé giảm thiểu nguy cơ gặp phải các triệu chứng mẫn cảm.
Dinh dưỡng là một trong những biện pháp quan trọng trong việc hỗ trợ và phòng ngừa mẫn cảm cho bé. Do đó, nếu bé có cơ địa mẫn cảm, mẹ cần lưu ý lựa chọn cho bé cho một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể:
- Đối với trẻ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho đến khi bé 2 tuổi nếu có thể. Sữa mẹ rất giàu các thành phần kích thích hệ miễn dịch phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sức khoẻ tương lai của bé. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ còn là biện pháp quan trọng giúp hỗ trợ trẻ có cơ địa mẫn cảm. Sữa mẹ đã được chứng minh giúp giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi, giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi và giúp giảm tần suất dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời. Trường hợp mẹ không đủ điều kiện để cho bú, cần tham khảo ý kiến nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp cho có trẻ có cơ địa mẫn cảm.
- Đối với trẻ trên 2 tuổi: Cần cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé mẫn cảm, nhất là đối với sữa mà bé dùng. Mẹ cần tham khảo ý kiến nhân viên y tế để lựa chọn những thực phẩm có các thành phần phù hợp với trẻ mẫn cảm. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện có rất nhiều xét nghiệm giúp kiểm tra nhiều loại dị nguyên đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, với những bé có cơ địa mẫn cảm, bác sĩ có thể làm xét nghiệm này trước khi tư vấn việc lựa chọn thực phẩm giúp tránh được các nguy cơ gây dị ứng cho bé.
Khi lựa chọn sữa cho bé mẫn cảm, mẹ nên ưu tiên chọn các sản phẩm có các thành phần sau như:
1. Đạm whey thủy phân 1 phần
Đạm thuỷ phân 1 phần là các protein được phân tách thành các peptide có trọng lượng phân tử từ 3-10 kDa bằng các phương pháp gia nhiệt, siêu lọc hay phân tách bằng enzyme giúp tăng cường khả năng tiêu hoá của đạm.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, công thức 100% đạm whey thủy phân một phần được chứng minh có hiệu quả cải thiện tình trạng chàm sữa ở trẻ . Ngoài ra, chúng còn giúp kiểm soát một số triệu chứng mẫn cảm ở đường tiêu hoá như đau bụng, nôn trớ và táo bón ở trẻ sơ sinh. Không những vậy, nghiên cứu còn cho thấy, công thức 100% đạm whey thủy phân một phần còn giúp:
- Giúp giảm 41% nguy cơ mẫn cảm da, viêm da cơ địa đến 20 tuổi. Công thức này cũng chứng minh được khả năng phòng ngừa lâu dài đối với triệu chứng mẫn cảm trên da.
- Giảm 53% tỷ lệ mắc các triệu chứng mẫn cảm tiêu hóa, dễ tiêu hóa, giảm thời gian làm rỗng dạ dày, cải thiện tần suất đại tiện và tính đồng nhất của phân, phân mềm và ít cứng hơn.
- Giảm 55% nguy cơ mắc bệnh hen với lứa tuổi sau dậy thì (16-20 tuổi).
Điều này có được là do kích thước đạm thuỷ phân nhỏ hơn đạm sữa bò nguyên vẹn, giúp giảm thời gian làm trống dạ dày, giúp bé dễ hấp thu qua đường tiêu hoá, hạn chế các phản ứng quá mức và hỗ trợ bé có cơ địa mẫn cảm.
2. HMO
Human milk oligosaccharides hay gọi tắt là HMO có hàm lượng nhiều xếp thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo. 5 HMO nhiều nhất trong sữa mẹ là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’-SL. HMO là một thành phần quan trọng, có chức năng giúp:
- Triệt tiêu sự bám dính của nhiều loại vi khuẩn lên bề mặt tế bào, ngăn chặn khả năng sinh sôi nảy và đào thải mầm bệnh ra khỏi cơ thể.
- Thúc đẩy sự hoàn thiện của hệ miễn dịch và sự trưởng thành của các tế bào biểu mô chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
- Ảnh hưởng đến sự đa dạng và mật độ của hệ vi sinh vật đường ruột cũng như kích thích sự phát triển của vi khuẩn hội sinh.
3. Lợi khuẩn
Hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò rất quan trọng, đây không chỉ là yếu tố then chốt giúp cải thiện sức khoẻ của trẻ sơ sinh mà còn ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của bé sau này.
Trong đó Bifidobacteria (Bifidus) là một trong những nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa và cũng là một trong những nhóm lợi khuẩn đầu tiên xâm nhập vào đường ruột khi trẻ mới sinh thông qua việc bú mẹ tự nhiên. Song song với đó, một số nghiên cứu còn chứng minh được tác dụng tích cực của lợi khuẩn Bifidobacterium có trong các sản phẩm sữa công thức đối với việc cải thiện các triệu chứng mẫn cảm đường tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đối với những bé có cơ địa mẫn cảm, dinh dưỡng chính là yếu tố dễ can thiệp nhất giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng và phản ứng quá mức lên cơ thể. Ngoài ra nếu có các phản ứng mẫn cảm quá mức và liên tục trong thời gian dài không khỏi, bố mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia để nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị đúng đắn nhất.
Các bài viết của Vtfoods chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: MarryBaby