Xây dựng sự tự tin về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ trong giai đoạn phát triển là nhiệm vụ quan trọng mà các bậc phụ huynh cần quan tâm. Sự tự tin có thể giúp trẻ phát huy hết năng lực về mặt học tập và xã hội. Vậy làm cách nào để giúp trẻ xây dựng sự tự tin? Bài viết này sẽ gợi ý 7 bí quyết giúp các bậc phụ huynh xây dựng sự tự tin cho trẻ. Cùng VT-FOODS tìm hiểu nhé!
Những cách giúp cha mẹ xây dựng sự tự tin cho trẻ
1/ Những dấu hiệu của một đứa trẻ tự tin?
Một đứa trẻ tự tin thường sẽ có những dấu hiệu sau:
- Trẻ sẵn sàng tham gia các hoạt động về thể thao và thể chất.
- Trẻ không ngại thử và đón nhận những điều mới.
- Trẻ hiểu được khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của mình và tìm cách để đối phó với những thách thức đó.
- Trẻ gặp khó khăn trong quá trình thử một điều mới, nhưng vẫn quyết tâm làm đến cùng.
Bên cạnh những đứa trẻ tự tin cũng có một phần ít những đứa khác vẫn chưa xây dựng được sự tự tin. Cha mẹ có thể đồng hành và lắng nghe để trẻ khám phá chính mình, điều quan trọng nhất là sự tự tin có thể rèn luyện và phát triển được.
2/ Làm thế nào để xây dựng sự tự tin ở trẻ?
Tự tin không phải là một bản năng, mà cần thời gian rèn luyện và mài giũa. Vậy làm thế nào để xây dựng sự tự tin ở trẻ? Dưới đây là 7 cách để các bậc cha mẹ có thể nuôi dạy sự tự tin cho trẻ.
Làm thế nào để xây dựng sự tự tin ở trẻ?
Hãy làm mẫu
Trong giai đoạn đang phát triển, trẻ thường bắt chước và học theo phong cách, thói quen của người lớn như tự cầm đũa, mang dép, mặc quần áo, đọc sách…
Vì thế, một trong những cách để xây dựng sự tự tin ở trẻ là cha mẹ hãy làm mẫu. Các bậc phụ huynh có thể thực hiện các thử thách trước mặt trẻ như chơi một bộ môn thể thao mới, chơi nhạc cụ hay chèo thuyền… Trong quá trình thực hiện, cha mẹ hãy luôn hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ, cho bé thấy sự quyết tâm, làm đến cùng và không bỏ cuộc. Đồng thời tránh đưa ra những lý do để biện minh cho những việc cha mẹ không thực hiện được.
Hãy để trẻ mắc lỗi
Theo John Kelley, giám đốc điều hành của CoachUp (dịch vụ kết nối vận động viên với huấn luyện viên) cho biết: “Cha mẹ nên thấu hiểu được giá trị của những sai lầm mà trẻ mắc phải cùng những bài học mà bé rút ra”. Để thực hiện cách này hiệu quả, cha mẹ hãy thường xuyên quan tâm, hỏi xem trẻ có gặp những khó khăn gì trong ngày hôm đó không? Sau đó đưa ra những góc nhìn và khuyến khích trẻ thử những điều mới.
Cha mẹ hãy thường xuyên quan tâm và hỏi thăm trẻ
Chấp nhận rủi ro
Khi trẻ thực hiện một bộ môn, thử thách mới như trượt ván, đá bóng hay cờ vua…Các bậc phụ huynh hãy chuẩn bị tâm lý và chấp nhận rủi ro rằng trẻ có thể bị thương về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đây lại có thể là một cơ hội tuyệt vời để trẻ trải nghiệm, khám phá bản thân và học cách giải quyết vấn đề của chính mình. Điều quan trọng là cha mẹ hãy luôn đặt niềm tin, hỗ trợ và hướng dẫn khi trẻ cần.
Đặt mục tiêu
Kelly nói: “Khi cha mẹ tin tưởng, khuyến khích và ủng hộ những việc trẻ muốn làm. Điều này có thể giúp bé có thêm động lực để chăm chỉ hơn và dám đối diện với những thách thức mới”.
Các bậc phụ huynh hãy giúp trẻ vạch ra một lộ trình có mục tiêu và các chặng rõ ràng
Để trẻ có thể thực hiện được điều đó, các bậc phụ huynh hãy giúp trẻ vạch ra một lộ trình có mục tiêu và các chặng rõ ràng để dễ hoàn thành. Ngoài ra, điều này còn giúp tạo các chiến thắng nhỏ làm cho trẻ hào hứng trên hành trình đi đến đích cuối cùng của chính mình. Một lưu ý nhỏ, cha mẹ hãy động viên và khen ngợi những điểm mà trẻ đã làm tốt hơn hôm qua, thậm chí khi chưa đạt được mục tiêu.
Người hướng dẫn
Khi bắt đầu thử một bộ môn hay một thử thách mới, trẻ cần nhận được sự hỗ trợ và chỉ bảo từ cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng nghe lời của cha mẹ. Vì thế, các bậc phụ huynh có thể nhờ những người thân xung quanh, huấn luyện viên, người có chuyên môn trong lĩnh vực đó hay người mà trẻ ngưỡng mộ để hướng dẫn và chỉ bảo cho trẻ.
Lời khen
Lời khen của cha mẹ có thể là động lực giúp trẻ vượt qua những thử thách trong quá trình xây dựng sự tự tin. Cha mẹ có thể giúp trẻ liên kết những kỹ năng về mặt thể chất và tinh thần bằng cách biến thử thách mà trẻ đang thực hiện thành một hoạt động chung của cả gia đình để cùng tham gia, dành lời khen và động viên nhau.
Lời khen chính là nguồn động lực giúp trẻ hình thành và xây dựng sự tự tin
Phản đối tiếng nói tiêu cực bên trong trẻ
Những gì một đứa trẻ nói với chính bản thân, có thể phá vỡ hoặc thúc đẩy bởi sự tự tin của trẻ. Kelly nói: “Điều quan trọng là cha mẹ hãy bên cạnh và động viên trẻ không nên bỏ cuộc sau khi thất bại”.
Thông thường rất khó để trẻ có thể đánh giá năng lực của mình một cách trung thực. Vì thế cha mẹ có thể chia sẻ về những điểm mạnh, điểm yếu, thường xuyên lắng nghe và mang đến những góc nhìn khác để trẻ có thể phá bỏ những nghi ngờ về bản thân và tin tưởng vào năng lực của chính mình. Thêm vào đó, những lời chỉ dẫn đến từ huấn luyện viên sẽ giúp trẻ có thêm động lực để tiếp tục vượt qua những thử thách.
Nếu trẻ vốn dĩ nhút nhát và lo lắng khi tham gia các hoạt động hay thử một điều mới. Cha mẹ hãy thực hiện từng bước nhỏ, đồng hành và hỗ trợ trẻ xây dựng sự tự tin thông qua 7 cách mà VT-FOODS đã gợi ý trong bài viết này nhé!
—Sưu tầm—