Ở trường mẫu giáo, trẻ có thể tự ăn cơm, tự dọn dẹp đồ chơi hay tự đi bô nhưng ở nhà thì bé cứ mè nheo. Cha mẹ có từng tự hỏi vì sao lại có sự khác biệt như vậy. Bí quyết của các giáo viên mẫu giáo là gì? Hãy cùng Vtfoods ghi nhớ những lời khuyên từ các giáo viên mầm non trong bài viết nhé!

Lời khuyên nuôi dạy trẻ từ các giáo viên mầm non. Lời khuyên nuôi dạy trẻ từ các giáo viên mầm non. Nguồn: Pexels

Chỉ có một lý do giải thích cho vấn đề này là trẻ đang ỷ lại vào cha mẹ. Trẻ rất thông minh, và chúng cũng hiểu rằng cha mẹ luôn yêu thương và nuông chiều mình. Thế nên, bé đang thử thách các giới hạn của bạn mà không sợ hãi gì cả. Dưới đây là một số phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng.

1/ Khuyến khích tính tự lập ở trẻ

Có một sự thật là, trẻ từ 3 tuổi có thể làm nhiều việc hơn cha mẹ nghĩ. Mặc dù vẫn còn cần sự giúp đỡ, nhưng trừ khi công việc đó quá khó khăn thì bạn hãy để trẻ tự làm. Giáo viên mẫu giáo khuyên cha mẹ nên áp dụng các cách sau để khuyến khích sự tự lập của trẻ.

Thể hiện sự mong đợi với trẻ nhiều hơn

Ở trường mầm non, thay vì giúp trẻ hoàn thành hết mọi việc thì giáo viên dùng phương pháp thể hiện sự mong đợi với trẻ. Đa phần con người đều có xu hướng điều chỉnh cách sống phù hợp với sự mong đợi, bao gồm cả trẻ em. Khi người lớn mong đợi trẻ “tự thân vận động” nhiều hơn như tự rót nước vào bữa ăn nhẹ, đặt dĩa đúng nơi quy định sau khi ăn, treo áo khoác lên,… thì bé sẽ cố gắng thực hiện điều đó. Vậy khi ở nhà, cha mẹ hãy nâng cao sự kỳ vọng và trẻ có thể khiến bạn bất ngờ đấy.

Để trẻ tự quyết định

Lời khuyên dành cho cha mẹ là hãy tạo cảm giác thành tựu cho trẻ. Bất cứ khi nào cha mẹ muốn con tự mặc quần áo, mặc áo khoác, ngồi trên ghế trong bữa ăn,… Hãy hỏi “Con muốn mẹ giúp hay con có thể tự làm?” và câu trả lời sẽ luôn là vế sau. Đừng quên khen ngợi khi bé làm xong nhé!

Đừng chỉnh sửa những gì trẻ đã làm

Cha mẹ nên học cách tôn trọng lựa chọn của trẻ. Nếu con đã tự dọn giường cho mình, hãy cưỡng lại ý muốn làm phẳng chăn. Nếu con tự mặc váy kẻ sọc và áo chấm bi, hãy khen ngợi. Trừ khi thực sự cần thiết, đừng sửa chữa những gì bé đã làm. Điều này có thể khiến trẻ bị tổn thương và nản lòng.

Hãy để trẻ giải quyết những vấn đề đơn giản

Tự làm mọi thứ có thể nhanh chóng và dễ dàng, nhưng sẽ không giúp trẻ tự lập hơn. Nếu con đang cố gắng lắp ráp một món đồ chơi hoặc lấy một cuốn sách từ kệ mà con có thể với tới nếu đứng trên bệ bước, cha mẹ hãy quan sát thôi và đừng giúp đỡ.

Để trẻ giải quyết những vấn đề đơn giản nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của bạnĐể trẻ giải quyết những vấn đề đơn giản nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của bạn

Khi thức hiện lời khuyên này, hãy giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát và môi trường xung quanh an toàn. Những khoảnh khắc trẻ tự làm, hay khi bạn dành cho trẻ chút thời gian để tự giải quyết mọi việc, đó là những khoảnh khắc định hình tính cách. Việc muốn làm cho mọi thứ trở nên hoàn hảo là điều tự nhiên. Nhưng nếu cha mẹ làm vậy, trẻ sẽ vụt mất cơ hội trải nghiệm và khôn lớn.

Giao một công việc nhà đơn giản cho bé

Hãy để trẻ phụ trách một công việc nhà đơn giản như tưới cây hay quét nhà. Việc này giúp xây dựng và nâng cao sự tự tin của trẻ. Mục đích là làm cho con cảm thấy mình là một thành viên có năng lực và đóng góp trong gia đình.

2/ Khuyến khích hợp tác

Cha mẹ ngạc nhiên khi thấy những đứa trẻ ngoan ngoãn ngồi thành những vòng tròn và trật tự giơ tay khi muốn phát biểu ở các lớp mầm non. Và rồi, cha mẹ thắc mắc các giáo viên làm điều đó bằng cách nào? Bí quyết gì có thể khiến những đứa trẻ sẵn lòng hợp tác như thế? Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể tham khảo.

Khen ngợi bé nhiều hơn

Những đứa trẻ đa phần thích mềm mỏng hơn cứng rắn. Khi con không hợp tác thì điều này lại càng chính xác. Cha mẹ càng to tiếng, trẻ càng lặp lại các hành vi gây chú ý. Hãy “vuốt ve” bé nhẹ nhàng thôi nhé!

Xây dựng các thói quen

Nhìn chung, trẻ dễ dàng hợp tác hơn khi làm một việc quen thuộc lặp lại mỗi ngày. Khi con biết tiếp theo nên làm gì, chúng sẽ nhanh chóng thực hiện và không cần cha mẹ phải nhắc nhở.

Ở nhà, cha mẹ hãy lựa chọn vài thói quen tốt và tập cho trẻ tuân thủ chúng. Đó có thể là cởi giày dép trước khi bước vào nhà, rửa tay sạch trước bữa ăn hay gấp chăn gọn gàng sau khi rời khỏi giường,… Trong quá trình này, cha mẹ càng kiên định thì trẻ càng hợp tác tốt hơn.

Giáo dục trẻ bằng trò chơi

Giáo dục trẻ bằng những trò chơi vui nhộn. Giáo dục trẻ bằng những trò chơi vui nhộn. Nguồn: Pexels

Nếu trẻ không chịu làm điều gì đó, hãy thử biến nó thành một trò chơi. Trẻ con yêu thích những điều mang tính giải trí và sự hài hước. Hãy giáo dục trẻ thông qua những trò chơi.

Ví dụ: Cha mẹ có thể thuyết phục con đi giày vào buổi sáng bằng cách chơi trò nhập vai chủ tiệm giày. “Dụ dỗ” trẻ bằng cách nói “Chào mừng Bin đến với Cửa hàng giày dép Ngôi Sao, mẹ có một đôi giày siêu đẹp để Bin thử hôm nay đây”. Cha mẹ có thể nói với một giọng điệu hài hước và trẻ sẽ thích nó.

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể cho con chơi đồ chơi giáp dục để ứng dụng phương pháp montessori trong việc dạy con tốt hơn.

Đưa ra thông báo rõ ràng trước cho trẻ

Nếu con trở nên giận dữ khi bạn tắt TV, dừng chơi để đi ăn hoặc rời khỏi công viên,… thì có thể là bạn đã không thông báo trước rõ ràng cho bé. Lời khuyên từ các giáo viên mầm non là hãy cho trẻ biết chính xác khi nào sự chuyển đổi sắp diễn ra. Nhờ đó, trẻ sẽ không thấy đột ngột và có đủ thời gian hoàn thành việc chúng đang làm.

Ví dụ nếu bạn cần ra khỏi nhà lúc 8:30 sáng, hãy báo với trẻ từ lúc 8:15. Nói với bé rằng con còn 5 phút nữa để chơi, sau đó sẽ phải dừng lại để cất đồ chơi và rời khỏi nhà. Hãy hẹn giờ để con biết khi nào là thời gian.

Sử dụng phần thưởng một cách khôn ngoan

Thưởng cho trẻ khi chúng hoàn thành trách nhiệm là phương pháp tốt, nhưng cha mẹ đừng lạm dụng quá mức. Hãy dành phần thưởng cho những những việc quan trọng, chẳng hạn như trẻ tự biết ngồi bô, thay vì tự mặc quần áo hoặc đánh răng. Nếu con luôn làm việc vì phần thưởng, thì chúng sẽ không học được ý nghĩa thực sự của việc làm đó.

Đưa ra các lựa chọn có cấu trúc

Nếu trẻ không chịu ngồi vào bàn ăn đàng hoàng, cha mẹ có thể đưa ra 2 lựa chọn như “ngồi và được ăn món tráng miệng”, hoặc “không ngồi và bỏ lỡ bữa ăn”. Lúc đầu, con có thể cứng đầu và không lựa chọn đúng. Nhưng về sau trẻ sẽ biết nên chọn thế nào, bởi vì con thấy rằng lựa chọn sai không mang lại những gì chúng muốn. Chỉ cần chắc chắn rằng, nếu cha mẹ muốn con chọn phương án A, phương án B phải kém hấp dẫn hơn.

Tránh sử dụng câu “Nếu”

Thay vì nói “Nếu con cất bút màu gọn gàng, chúng ta có thể đi chơi công viên”, hãy thử “Khi con dọn gọn bút màu, chúng ta sẽ đi chơi công viên”. Cha mẹ nên dùng câu khẳng định và thái độ dứt khoát với trẻ.

Ưu tiên việc chơi đùa

Tạo cho trẻ không gian chơi đùa thoải mái. Tạo cho trẻ không gian chơi đùa thoải mái. Nguồn: Pexels

Ngày nay, trẻ bị quản thúc quá nhiều bởi người lớn. Các bé ít có không gian phát huy trí tưởng tượng và chơi đùa thoải mái hơn. Hãy thoải mái nói “Con cứ chơi đi”. Cha mẹ không cần để trẻ được chơi 24/7. Nhưng hãy chắc chắn rằng trẻ có sẵn những món đồ như búp bê,đồ chơi đất sét, mô hình lắp ráp, hay bút màu và giấy để thư giãn.

Bật nhạc khi trẻ làm nhiệm vụ

Hãy sử dụng âm nhạc và những giai điệu vui nhộn, chúng khiến nhiệm vụ trở nên thú vị hơn. Nếu cha mẹ muốn sáng tạo hơn, hãy gợi ý trẻ một bài hát để “thi đua” như “Con có thể mặc quần áo xong trước khi bài Baby Shark hết không?”

Khuyến khích sự chia sẻ

Nếu con đang tranh giành đồ chơi với một đứa trẻ khác, hãy đặt hẹn giờ trong 5 phút. Nói với trẻ rằng con có thể có đồ chơi cho đến khi tiếng còi reo, sau đó sẽ đến lượt đứa trẻ khác.

Để con tự giải quyết những trận cãi vã nhỏ

Với những trận tranh chấp nhỏ, cha mẹ hãy để trẻ tự giải quyết thay vì vội vàng lao vào “giải cứu”. Hãy chậm rãi quan sát và để bọn trẻ tự giải quyết vấn đề, trừ khi chúng đang đánh nhau. Không phải lúc nào bạn cũng có mặt để giải cứu con nên hãy để bé học cách tự lập.

3/ Kỷ luật hiệu quả

Cha mẹ cần rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ càng sớm càng tốt.Cha mẹ cần rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ càng sớm càng tốt

Cha mẹ cần rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ càng sớm càng tốt. Vậy các chiến lược mà giáo viên mầm non đề xuất là gì?

Khiến trẻ phân tâm

Nếu con đang nhảy trên ghế sofa hoặc giành lấy búp bê của chị, hãy khiến trẻ phân tâm bằng cách hỏi xem con muốn vẽ tranh hay đọc chuyện cổ tích cùng cha mẹ không. Hãy đánh lạc hướng trẻ bằng những điều thú vị khác.

Ngăn chặn tâm trạng con xuống dốc sau khi tách khỏi ba mẹ

Nếu con lo lắng khi xa cha mẹ, hãy cho bé một thứ gì đó khiến con nhớ đến bạn. Hãy để trẻ mang theo ảnh của bạn hoặc cắt một trái tim bằng giấy và bỏ vào túi của bé. Có thứ gì đó để chạm vào sẽ giúp trẻ cảm thấy bớt lo lắng hơn.

Cho trẻ tham gia vào việc giải quyết những lỗi sai của chúng

Nếu trẻ tô màu trên tường, hãy nói bé cùng giúp bạn rửa sạch. Nếu trẻ xô đổ tòa tháp khối khi đang chơi cùng bạn, hãy nói bé cùng giúp xây dựng lại nó. Việc “cùng nhau” giải quyết sẽ khiến con nhận thức sâu sắc hơn về hậu quả khi thực hiện những hành vi sai trái.

Đừng trì hoãn sự kỷ luật

Hãy khiển trách ngay khi thấy con có hành vi sai trái, đừng chờ đợi. Nhiều cha mẹ thường nói “Hãy đợi cho đến khi chúng ta về nhà…”, nhưng khi về nhà, trẻ đã quên sự việc. Tương tự như vậy, việc hủy bỏ chuyến đi sở thú vào thứ 7 vì trận quấy phá của trẻ vào thứ 5 sẽ không ngăn cản những điều tương tự trong tương lai. Trẻ sẽ ghi nhớ chúng như một hình phạt ngẫu nhiên và điều đó không khắc ghi trong trí nhớ của bé.

“Dạy con từ thuở còn thơ”, nhưng quan trọng hơn hết là phụ huynh cần kiên nhẫn và bao dung với trẻ. Thông qua các phương pháp trên, Vtfoods mong rằng cha mẹ đã “đút túi” thêm nhiều lời khuyên hữu ích trong việc giáo dục trẻ.

Nguồn: Avakids