Trẻ nhỏ thường rất dễ mắc bệnh đặc biệt là cảm, sốt do sức đề kháng còn yếu. Thông thường khi trẻ bị sốt, cha mẹ sẽ dùng các loại thuốc để hạ sốt. Tuy nhiên thời điểm và liều lượng thuốc, phụ huynh dùng có thực sự đúng cách hay không? Hãy cùng Vtfoods tìm câu trả lời thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

BS Trương Hữu Khanh – Thầy thuốc ưu tú cũng là trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh của bệnh viện Nhi đồng I, TpHCM. Ông đã thực hiện nhiều để tài nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm HIV/AIDS, viêm não, tay chân miệng, sởi, lao…chia sẻ.
Khi nào cha mẹ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ? Nguồn từ freepik
Khi nào cha mẹ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ? Nguồn từ freepik

1/ Nguyên nhân làm cho trẻ bị sốt?

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng hay bắt đầu lạnh, đây chính là thời điểm phát triển của các loại vi khuẩn, vi rút. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể làm cho trẻ bị sốt do nhiễm trùng và sốt siêu vi. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sốt khi đang trong quá trình trẻ mọc răng. 

2/ Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị sốt

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, sốt là một phản ứng tốt của cơ thể trẻ. Vì khi trẻ bị nhiễm trùng chính những cơn sốt nhiệt độ cao sẽ làm kìm hãm sự phát triển của vi trùng. Nếu cha mẹ không biết để mà chăm sóc trẻ đúng cách thì cơn sốt có thể làm cho trẻ bị khó chịu, thâm chí là sốt cao hơn hoặc dẫn đến co giật. 

Nếu trẻ bị sốt dưới 38 độ C mà không bị co giật thì cha mẹ vẫn cho bé ăn uống và chơi bình thường, đặc biệt uống nhiều nước và bú nhiều sữa. Đồng thời, cha mẹ nên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ thường xuyên. 

Nếu trẻ bị sốt cao từ 38.5 đến 39 độ C hoặc có các biểu hiện co giật thì cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Phụ huynh không nên lau cơ thể cho trẻ bằng nước đá khi bị sốt. Vì điều này sẽ làm cho trẻ bị lạnh và co mạch lại, không thoát được mồ hôi. 

Thông thường, nếu cha mẹ muốn lau cơ thể cho trẻ thì hãy dùng nước mát khoảng chừng 36.5 độ C và khăn hơi ấm. Sau đó, lau và đắp khăn vào những vị trí như: vùng mắt, vùng bẹn và vùng ngực, vì những vùng đó có nhiều mạch máu. Cha mẹ hãy thường xuyên thay khăn khi cảm thấy khăn đã hút ẩm và đắp lại cho trẻ sau khi đã vắt ráo nước trong khăn. 

Sau 48 tiếng mà vẫn còn sốt cao, co giật hoặc nôn ói thì phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Nguồn từ freepikSau 48 tiếng mà vẫn còn sốt cao, co giật hoặc nôn ói thì phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Nguồn từ freepik

Lưu ý: Khi trẻ bị sốt, cha mẹ không nên vắt chanh vào miệng của trẻ, điều này có thể làm cho trẻ bị sặc, gây nguy hiểm. Bên cạnh việc dùng khăn lau các vị trí trên cơ thể bé giúp hạ sốt, thì còn một cách khác mà hiện tại vẫn thường hay dùng là áp sát da của người lớn vào da của trẻ, sau đó ôm thật chặt để truyền nhiệt đến cơ thể trẻ và làm giảm nhiệt độ.

3/ Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Nếu bé có biểu hiện trán hơi ấm, biếng ăn hay mệt mỏi và không muốn chơi thì có khả năng trẻ bị sốt. Trong trường hợp, trẻ bị sốt li bì, mặt đỏ lên thì cha mẹ cần quan sát và theo dõi thật kỹ. Nếu sau 48 tiếng mà vẫn còn sốt cao, co giật hoặc nôn ói thì phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân làm cho bé bị sốt. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thử máu để xem trẻ có bị sốt xuất huyết hay những bệnh khác hay không?

Cha mẹ muốn lau cơ thể cho trẻ thì hãy dùng nước mát khoảng chừng 36.5 độ C và khăn hơi ấm. Nguồn từ freepikCha mẹ muốn lau cơ thể cho trẻ thì hãy dùng nước mát khoảng chừng 36.5 độ C và khăn hơi ấm. Nguồn từ freepik

Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt nhưng vẫn ăn, vẫn chơi thì cha mẹ nên dùng thuốc hạ sốt và cho bé nghỉ ngơi, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Khi nào cần uống thuốc hạ sốt? 

Để dùng thuốc hạ sốt đúng cách,cha mẹ cần phải học và quan sát những biểu hiện của trẻ sử dụng. Tuy nhiên, điều đầu tiên phụ huynh cần chuẩn bị thuốc hạ sốt ngay trong nhà. Khi trẻ có các biện hiện sốt trên 38.5 độ C, bị co giật và khó chịu, cha mẹ hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt. 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết thuốc hạ sốt an toàn có thể dùng ở trẻ có 2 loại chính là: paracetamol và ibuprofen

  • Paracetamol: Đối với loại thuốc này, cha mẹ nên cho trẻ uống 10-15mg/kg. Có nghĩa là trẻ 10kg thì cần uống 150mg paracetamol và 1 lần uống trong vòng 4-6 tiếng. Nếu trẻ còn sốt cao thì cha mẹ nên cho trẻ uống thêm. 
  • Ibuprofen: Cha mẹ nên cho trẻ uống 8mg/1kg. Có nghĩa là trẻ 10kg thì cần uống 80mg và uống 6 tiếng/lần.
Khi nào cần dùng thuốc hạ sốt? Nguồn từ freepikKhi nào cần dùng thuốc hạ sốt? Nguồn từ freepik

Lưu ý: Khi cho trẻ uống hai loại thuốc hạ sốt này, cha mẹ cần biết được cân nặng của bé để đo đúng liều lượng phù hợp

Ngoài paracetamol và ibuprofen, cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ vào những trường hợp bé bị co giật và không uống thuốc được. 

Thuốc hạ sốt đặt ở hậu môn chỉ có 2 hàm lượng với viên 150mg và viên 300mg, đặc biệt cha mẹ không thể chia nhỏ thuốc như paracetamol hay ibuprofen khi cho trẻ sử dụng. Vì thể phụ huynh cần biết chính xác cân nặng của trẻ để đo lường và đưa ra một liều lượng thuốc phù hợp.

5/ Mua thuốc hạ sốt ở đâu và cách bảo quản?

Đối với các loại thuốc hạ sốt, cha mẹ có thể tự mua tại nhà thuốc. Các loại thuốc này có thể không mua theo toa của bác sĩ vì được xét là thuốc không cần toa. Vì thế, phụ huynh phải học để mua đúng loại thuốc, tính liều lượng trước khi cho trẻ uống.   

Thuốc hạ sốt có nhiều loại như: dạng viên, dạng gói, dạng sirô. Với dạng viên, cha mẹ cần nghiền đúng liều và cho trẻ uống. Với dạng sirô, cha mẹ cần dùng ống xi lanh để đo đếm lượng thuốc phù hợp.

Cách bảo quản thuốc hạ sốt cũng rất đơn giản, cha mẹ chỉ cần để thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên đối với dạng siro khi đã mở nắp, thì phụ huynh hãy bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi mua thuốc, cha mẹ cần quan sát thành phần và hạn sử dụng thật kỹ.

6/ Phòng ngừa bệnh sốt cho trẻ như thế nào? 

Trẻ ngủ đủ giấc đảm bảo sức khỏe cũng là một cách giúp phòng ngừa sốt ở trẻ. Nguồn từ freepikTrẻ ngủ đủ giấc đảm bảo sức khỏe cũng là một cách giúp phòng ngừa sốt ở trẻ. Nguồn từ freepik

Dưới đây là những lời khuyên mà bác sĩ Trương Hữu Khanh đưa ra để giúp cha mẹ phòng ngừa bệnh sốt ở trẻ: 

  • Cho bé ngủ đủ giấc. 
  • Cho trẻ uống đủ nước đặc biệt là vào những lúc thời tiết thay đổi, cha mẹ cần nên chú ý sức khỏe của bé. 
  • Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng và chích ngừa đủ mũi. 

Trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, các bậc phụ huynh cần lưu ý cân nặng của bé để sử dụng với một liều lượng phù hợp. Thông qua bài viết này, Vtfoods hy vọng các bậc phụ huynh đã có những hiểu biết về cách điều trị hạ sốt cho trẻ.

Nguồn: Avakids