Làm cha mẹ, không có gì lạ khi bạn hoang mang, nhầm lẫn trước rất nhiều hướng dẫn về việc cho trẻ ăn uống lành mạnh. Không cần phải là chuyên gia dinh dưỡng mới nuôi dạy nên những đứa trẻ khỏe mạnh, bạn hãy cùng VT-FOODS tham khảo 10 mẹo cơ bản sau để khuyến khích con ăn uống đúng cách và duy trì cân nặng hợp lý.

Không cần phải là chuyên gia dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có thể nuôi trẻ ăn uống lành mạnh. Nguồn: Unsplash, tác giả: Gabrielle Hender

                Không cần phải là chuyên gia dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có thể nuôi trẻ ăn uống lành mạnh

1/ Cha mẹ là người kiểm soát các loại thức ăn của bé

Đôi khi các bậc phụ huynh quên rằng mình có toàn quyền quyết định mua loại thực phẩm nào và khi nào cho bé ăn. Mặc dù có thể bé sẽ đòi ăn những thứ ít dinh dưỡng hơn, nhưng ba mẹ có trách nhiệm quyết định loại thức ăn nào thường xuyên dự trữ trong nhà. Bé sẽ ăn những thứ có sẵn trong tủ và tủ lạnh mà bạn chuẩn bị. Nếu bé thích một món ăn mà bạn thấy không đủ dinh dưỡng, đừng cấm tuyệt đối, thay vào đó bạn hãy mua với tần suất ít hơn để bé không cảm thấy quá thèm.

Hãy để trẻ tự chọn món bé muốn ăn. Nguồn: Unsplash, tác giả: Tyson

                                                             Hãy để trẻ tự chọn món bé muốn ăn

2/ Từ những thức ăn bạn đưa, hãy để trẻ là người chọn ăn gì

Đừng xem nhẹ tiếng nói của bé trong vấn đề này. Cha mẹ hãy lên lịch cho bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Từ những món ăn bạn đưa ra, hãy để bé chọn ăn gì và ăn bao nhiêu. Đừng lo sợ rằng bé của bạn đang ăn uống tự do, bởi vì nếu bạn làm theo bước một ở trên, con bạn sẽ chỉ chọn từ những món ăn mà đưa ra cho chúng.

3/ Hãy rời khỏi câu lạc bộ các bà mẹ “phải ăn sạch sẽ” 

Nhiều bậc cha mẹ lớn lên với truyền thống “ăn sạch sành sanh” từ thời ông bà, nhưng quy tắc này không giúp trẻ lắng nghe cơ thể của chính mình. Khi bé nhận thấy mình no, ngừng ăn là cách bé sẽ phản ứng với cảm giác này. Thực tế thì những đứa trẻ ít có khả năng ăn quá sức của chúng.

Đừng bắt trẻ phải ăn sạch sẽ, hãy cho trẻ ăn theo sức mình. Nguồn: Google

                                            Đừng bắt trẻ phải ăn sạch sẽ, hãy cho trẻ ăn theo sức mình

4/ Bắt đầu cho ăn từ sớm

Sở thích ăn uống được phát triển sớm trong thời thơ ấu, vì vậy hãy cung cấp nhiều loại thức ăn cho bé thử. Sở thích đã bắt đầu hình thành ngay cả khi trẻ còn nhỏ. Khi cho trẻ thử một món mới, bạn có thể đưa món ấy trong nhiều bữa ăn để trẻ chấp nhận từ từĐừng ép bé ăn mà chỉ khuyến khích bé thử vài miếng nhỏ trước. Với những trẻ lớn hơn, hãy mời bé thử cắn một miếng.

Sở thích ăn uống có thể hình thành từ rất sớm. Nguồn: Unsplash, tác giả: Kazuend

                                                       Sở thích ăn uống có thể hình thành từ rất sớm

5/ Xem xét lại thực đơn của bé

Ai nói trẻ em chỉ muốn ăn một vài món cố định nhỉ? Khi đi ăn ở bên ngoài, hãy để con bạn thử những món ăn mới. Những đứa trẻ sẽ khiến bạn ngạc nhiên về sự hào hứng thử nghiệm món mới của chúng. Bạn có thể bắt đầu bằng cách để bé thử một ít món ăn của bạn gọi hoặc dễ nhất là món khai vị.

Những đứa trẻ luôn hào hứng thử nghiệm món mới. Nguồn: Unsplash, tác giả: Noor Vasquez

                                                     Những đứa trẻ luôn hào hứng thử nghiệm món mới

6/ Chú ý tính calo của thức uống

Soda, nước ngọt và các đồ uống có đường khác chứa nhiều calo sẽ cản trở bé nạp thêm các nguồn dinh dưỡng tốt. Nước và sữa là những thức uống tốt nhất cho trẻ em. Nước trái cây chỉ tốt khi nó nguyên chất 100%, nhưng trẻ em không cần quá nhiều nước trái cây – chỉ khoảng 120 – 180 ml một ngày là đủ cho các bé ở độ tuổi chưa đi học.

Nước trái cây chỉ tốt khi nó nguyên chất. Nguồn: Unsplash, tác giả: Kaizen Nguyễn

                                                               Nước trái cây chỉ tốt khi nó nguyên chất

7/ Đặt đồ ngọt đúng vai trò của nó

Bạn vẫn có thể cho bé thỉnh thoảng ăn đồ ngọt, nhưng đừng biến món tráng miệng này thành lý do khiến bé chịu ăn bữa chính. Lấy những món bánh, kẹo ngon (món tráng miệng) như một phần thưởng cho bé hoàn thành bữa tối, bé đương nhiên thích thú chiếc bánh cupcake hơn là món bông cải xanh.

Đừng biến món tráng miệng thành lý do bé hoàn thành bữa chính. Nguồn: Unsplash, tác giả: Brooke Lark

                                      Đừng biến món tráng miệng thành lý do bé hoàn thành bữa chính

8/ Thức ăn không phải là cách biểu hiện tình cảm

Tìm những cách tốt hơn để nói “Ba mẹ yêu con”. Khi thức ăn được dùng để thưởng cho trẻ và là cách thể hiện tình cảm, bé có thể bắt đầu dùng thức ăn để đối phó với căng thẳng hoặc các cảm xúc khác.Hãy cho trẻ những cái ôm ấm áp, lời khen ngợi và sự quan tâm thay vì thưởng thức đồ ăn.

Hãy cho trẻ những cái ôm ấm áp, lời khen ngợi và sự quan tâm thay vì thưởng thức đồ ăn. Nguồn: Unsplash, tác giả: Xavier Mouton

                    Hãy cho trẻ những cái ôm ấm áp, lời khen ngợi và sự quan tâm thay vì thưởng thức đồ ăn

9/ Trẻ em bắt chước những gì ba mẹ làm

Ba mẹ là hình mẫu của bé trong mọi việc, kể cả ăn uống. Hãy là một tấm gương tốt bằng cách xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho bản thân. Khi bạn cố gắng dạy bé thói quen tốt, hãy cố gắng làm hình mẫu nhất có thể. Một vài cách đơn giản là chọn đồ ăn nhẹ bổ dưỡng, ăn tại bàn và không bỏ bữa.

Trẻ em có khuynh hướng xem ba mẹ là hình mẫu. Nguồn: Unsplash, tác giả: CDC

                                                         Trẻ em có khuynh hướng xem ba mẹ là hình mẫu

10/ Hạn chế thời gian xem tivi và máy tính

Hai lợi ích khi tránh chiếc ti vi: bạn sẽ tránh ăn vặt một cách vô thức và khuyến khích vận động. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ giảm tỷ lệ mỡ trong cơ thể, tương quan với cắt giảm thời gian xem ti vi. Khi tạm xa chiếc ti vi và máy tính, bé sẽ tìm thấy nhiều việc năng động, tích cực hơn để làm. Và giới hạn thời gian ngồi trước màn hình đồng nghĩa gia đình bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để hoạt động cùng nhau.

Hạn chế xem ti vi và máy tính giúp trẻ năng động và tránh ăn vặt. Nguồn: Unsplash, tác giả: Alexander Dummer

                                       Hạn chế xem ti vi và máy tính giúp trẻ năng động và tránh ăn vặt.

Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh là một nhiệm vụ đầy thử thách cho các ông bố bà mẹ. Hãy tỉnh táo và chọn lọc trước rất nhiều lời khuyên. Nếu vẫn còn lo lắng về chế độ ăn của trẻ, hãy đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên chuẩn xác.

—-Sưu tầm—