Sự phát triển não bộ của trẻ luôn là sự quan tâm của cha mẹ. Trong những năm đầu tiên hỗ trợ đến từ gia đình góp phần không nhỏ cho sự phát triển của trẻ sau này. Một trong những phương pháp giúp não trẻ vận động tốt hơn là hãy chăm chỉ trò chuyện. Khi được trò chuyện bé sẽ biết giao tiếp sớm thậm chí là nói sớm. Điều này giúp cho các dây thần kinh rung động và dẫn truyền thông tin nhanh chóng hơn.
1. Lý do giao tiếp sớm ảnh hưởng sự phát triển não bộ của trẻ
Theo một nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho thấy 3 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu tương tác rõ rệt với mọi thứ xung quanh. Ở thời điểm này nếu trẻ nhận được nhiều tương tác từ người thân sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển não bộ sau này.
Các nghiên cứu ban đầu cho hay, trẻ sơ sinh sẽ tiếp cận môi trường thông qua màu sắc và âm thanh. Hai hình thức này giúp khứu giác và thị giác của bé phát triển. Đồng thời nếu được hỗ trợ từ sớm thì bé sẽ mau có nhận thức và biết nói sớm hơn bạn bè cùng tuổi.
Để minh chứng cho điều này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm kiểm tra với đối tượng là trẻ sơ sinh 3 – 4 tháng tuổi. Các nhóm trẻ sẽ được sử dụng phương pháp khác nhau trong cùng thời gian và được so sánh thống kê sau khi quá trình nghiên cứu kết thúc.
Kết quả cuối cùng đã cho thấy khi trẻ sơ sinh được tiếp xúc với tranh ảnh và âm thanh sẽ khiến chúng bị hấp dẫn. Những âm thanh và màu sắc thu hút được sự chú ý của trẻ. Lâu dần chúng hình thành phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên khi so sánh giữa nhóm trẻ chỉ được tiếp cận âm thanh hoặc hình ảnh thì lại có sự khác biệt. Khả năng phát triển nhận thức của nhóm trẻ được tiếp cận hình ảnh vượt trội hơn hẳn.
Chính vì thế, các nhà khoa học tiếp tục phát triển đề tài nghiên cứu. Họ mong rằng tương lai sẽ cho câu trả lời hợp lý nhất với ý nghĩa của giọng nói con người. Đây sẽ là một nghiên cứu vĩ đại giúp chúng ta giáo dục trẻ sớm và hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ.
2. Những điều bé nên đạt được theo từng mốc tuổi
Trong mỗi độ tuổi bé sẽ hình thành một khả năng nhất định. Tuy nhiên trường hợp sớm hoặc chậm sẽ xảy ra khi bị ngoại cảnh tác động. Và nguyên nhân chính là sự quan tâm chỉ dạy của cha mẹ. Sau đây là 3 dấu mốc trong năm đầu tiên của trẻ bố mẹ nên nắm rõ.
2.1 Ba tháng đầu tiên
Trong 3 tháng đầu tiên sau khi ra đời, bé đã bắt đầu có biểu cảm lắng nghe âm thanh. Do vậy, bạn sẽ thấy bé hào hứng cũng như vui vẻ khi được bố mẹ hoặc ai đó trong gia đình nói chuyện với. Khi lắng nghe bạn nói bé sẽ chăm chú đăm chiêu hoặc cười thành tiếng. Đây cũng là một phương pháp giúp bé duy trì thái độ vui vẻ. Đồng thời bé ít quấy khóc mẹ sẽ không căng thẳng dẫn đến chứng trầm cảm sau sanh.
Khi bước sang tháng thứ 2 bé sẽ nói một số âm đơn giản như ô hoặc a. Đó là cách bé thông báo cho bố mẹ biết là con đang nói chuyện cùng bố mẹ. Con vẫn lắng nghe và hiểu về câu chuyện đó. Thi thoảng mẹ sẽ cảm nhận được con đang nói một từ cụ thể như ra mẹ ơi, măm măm. Điều đó là một minh chứng cho việc trẻ có khả năng biết nói sớm khi được dạy giao tiếp từ sớm.
2.2 Bốn tháng tiếp theo
Trải qua ba tháng đầu hầu hết các bé đã biết lẫy. Hơn thế nữa khả năng nhại lại những âm thanh và từ dễ đọc của bé cũng được cải thiện nhiều hơn. Bạn có thể bắt đầu dạy bé nói những từ đơn lúc này. Có thể bé chưa nói lại được ngay nhưng nếu mỗi ngày nghe bạn nhắc bé sẽ nhớ và nhanh chóng nói được.
Lúc này đôi mắt của bé bắt đầu linh hoạt và nhìn rõ hơn thời điểm mới sinh. Nếu được kết hợp âm thanh và hình ảnh bé sẽ nhớ và nhận dạng được vật thể. Bạn cũng có thể dạy bé một số từ chỉ cảm giác để khi bạn cảnh báo bé sẽ biết và tránh xa. Quan trọng hơn là hãy chịu khó kể chuyện hoặc đọc sách cho con nghe. Đây là một thói quen tốt nên được rèn luyện sớm khi còn bé.
2.3 Từ 8 đến 12 tháng
Đây là giai đoạn đánh dấu những sự phát triển vượt bậc và vô cùng quan trọng trong năm đầu tiên của bé. Con sẽ bắt đầu phát âm được những từ 1 – 2 âm tiết tùy độ khó từng từ. Bé biết chào khi gặp ai đó và biết nói những thứ bé cần.
Đặc biệt là bé có thể gọi được chức danh hoặc tên riêng của một số thành viên trong gia đình. Khả năng cầm nắm và cơ chân bé bắt đầu phát triển nhanh chóng. Bé sẽ tập bắt chước làm theo những gì bé thấy.
Ở thời điểm này rẻ có nhiều phát triển và cần được hỗ trợ quan tâm nhiều hơn. Bé bắt đầu thích múa hát. Bé cũng biết cầm nắm để có thể tự xúc cơm. Tuy nhiên dù bé có thể tự lập thì vẫn nên có sự hỗ trợ từ gia đình. Nếu bé nhà bạn không làm được hết cũng đừng buồn. Cơ địa mỗi bé khác nhau nhưng kiên trì chỉ bé thì sẽ thu được kết quả tốt.
3. Những mẹo gợi ý bố mẹ hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ
Việc chúng ta dạy con giao tiếp sớm không chỉ bắt đầu khi bé được sinh ra. Trong thai giáo, từ tuần 20 các bé đã có khả năng tương tác được với âm thanh môi thường. Những âm thanh bé được nghe khi trong bụng mẹ sẽ giúp bé an tâm hơn khi ra đời. Đó là nguyên nhân các bé thích nghe mẹ hoặc bố nói chuyện sau khi chào đời.
Não của bé chứa nhiều sợi dây thần kinh nối đến tay và chân. Ngoài dạy trẻ giao tiếp sớm hãy dạy trẻ kỹ năng cầm nắm và vận động. Khi được vận động thường xuyên bé sẽ có khả năng tiếp thu tốt hơn. Não cũng được kích thích hoạt động và phát triển nhanh hơn.
Sự phát triển não bộ của trẻ được đẩy mạnh trên cơ sở tình yêu. Chúng ta đều biết tình yêu mẫu tử thiêng liêng. Khi con cảm nhận được sự vỗ về và tình yêu của mẹ thì bé sẽ an tâm. Tâm lý con được ổn định thì khả năng sáng tạo và trí nhớ cũng nâng cao.
Khi con khóc, hãy cố gắng làm dịu đi những khó chịu. Đôi khi tiếng khóc của trẻ làm người lớn không hài lòng hoặc mệt mỏi. Nhưng hãy kiềm chế bạn nhẫn nại dỗ dành con thi sau bé sẽ hiểu và không khóc nữa. Điều đó là kết quả đánh dấu việc mẹ giúp bé hình thành nhận thức đã thành công.
Do trẻ dưới 1 tuổi chỉ dùng cảm xúc và tiếng khóc làm thông điệp. Bạn hãy thử mát xa cho con khi bé khó chịu. Viêc được thư giãn giúp khí huyết lưu thông sẽ giúp bé không quấy khóc đồng thời cũng kích thích não bộ vận động tốt hơn.
Trong năm đầu tiên bé sẽ nhìn và học theo những điều bố mẹ hướng đến. Do vậy bạn cần nắm bắt và chỉ dẫn cho trẻ. Hãy luôn bên cạnh giúp con khi con cần. sự phát triển não bộ của trẻ có phần không nhỏ khi bố mẹ chịu dành thời gian giúp con giao tiếp sớm.
Nguồn tham khảo: webmd.com, scholastic.com