Áp lực học hành thi cử xảy ra xuyên suốt quá trình từ cấp nhỏ cho tới trưởng thành đặc biệt trong các hệ thống giáo dục có sự cạnh tranh cao.

Áp lực thi cử kích hoạt một loạt tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Một trong những biểu hiện phổ biến là căng thẳng thần kinh và lo lắng. Cảm giác không đạt được kì vọng, kết quả cao trong kỳ thi làm gia tăng sự lo lắng và đánh mất sự tự tin. Không chỉ vậy, trẻ có thể cảm thấy quá tải, thiếu ngủ và gặp khó khăn trong việc tập trung vào việc học và ôn tập

Cha mẹ có thể quan sát và nhận biết ngay dấu hiệu “chớm căng thẳng” ở con em mình: trẻ rối loạn ăn uống, thường xuyên than vãn bài vở, cáu gắt, lầm lì, lo lắng quá mức, kết quả học tập có chiều hướng sụt giảm. Nặng hơn trẻ lo lắng bất an, không muốn đến trường, lầm lì, ít giao tiếp, hay đau đầu, ngủ gật, chống đối phản ứng mạnh và tiêu cực.

Dinh dưỡng y học giúp tăng tư duy trí nhớ cho con trong mùa thi cử- Ảnh 1.
Tuy nhiên, hầu hết trẻ đều không có kĩ năng, chưa có bản lĩnh để giải quyết những căng thẳng, tiêu cực, vì vậy áp lực căng thẳng trước hết ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi cử, tạo ra những đáng tiếc cho trẻ sau cả một quá trình học tập, đặc biệt với những kì thi quan trọng quyết định tương lai cuộc đời trẻ.

Nghiêm trọng hơn căng thẳng không được giải quyết, còn có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, hành vi, rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật nặng nề ở thanh thiếu niên.

Để có được tương lai một thế hệ trẻ lành mạnh, tràn đầy sức khỏe về trí tuệ và tinh thần cần sự chung tay của toàn thể gia đình phụ huynh, nhà trường, xã hội nhận thức, thấu hiểu và đồng hành cùng trẻ vượt qua áp lực căng thẳng xuyên suốt những năm tháng học tập của trẻ

Dinh dưỡng y học giúp tăng tư duy trí nhớ cho con trong mùa thi cử- Ảnh 2.

Khi trẻ đối mặt với căng thẳng, trước tiên cha mẹ cần cần xác định nguyên nhân, nguồn gốc của căng thẳng để loại bỏ hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ, trấn an. Cần phải hiểu rằng ap lực thi cử là phần ngọn, bởi trẻ bị stress, căng thẳng có thể kéo dài hàng năm, do nhiều áp lực trong đó học hành và thi cử là một yếu tố thúc đẩy”

Gia đình cần quan tâm hơn tới con bằng cách chia sẻ, thấu hiểu, tâm sự. Phụ huynh không nên áp đặt tiêu chí quá cao hay có thái độ buông bỏ trước nỗ lực của trẻ. Nên chuẩn bị cho trẻ bản lĩnh đối diện với thất bại và không nên quá nặng nề trước một kỳ thi bất kỳ.

Những trẻ có tâm trạng bất thường, dễ nổi cáu bộc phát, giảm hoặc mất hứng thú kéo dài với các hoạt động giải trí được yêu thích trước đây; tránh né việc đi học; suy giảm kết quả học tập, than phiền không tập trung, hay quên… cần được bác sĩ khám, tư vấn tâm lý sớm, điều trị kịp thời.

Trẻ nên tăng cường hoạt động thể chất như tập thể dục, thiền, tập thở hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Ngủ đủ giấc để kiểm soát tinh thần, trong đó, trẻ từ 6 đến 12 tuổi nên ngủ 9-12 tiếng, thanh thiếu niên cần ngủ 8-10 tiếng một ngày.

Trẻ cần được hỗ trợ đầy đủ dinh dưỡng về mặt trí tuệ và sức khỏe tinh thần. Ăn uống lành mạnh đầy đủ các dưỡng chất tốt cho sức khỏe trí não, thêm vào chế độ ăn những loại dinh dưỡng chuyên biệt chứa hoạt chất tiêu biểu Phosphatidyl Serin giúp hỗ trợ tăng tư duy trí nhớ, lactium chiết xuất từ sữa mẹ giảm căng thẳng một cách tự nhiên lành tính.

Sự quan tâm, thấu hiểu của gia đình, nhà trường và bạn bè là chìa khóa giúp các con mạnh mẽ vượt qua áp lực thi cử đạt được những kết quả xứng đáng hiện tại và vượt qua những áp lực sau này.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống