Việc nhận biết các dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng rất quan trọng. Bởi sữa mẹ bị hỏng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, thậm chí là đe dọa tính mạng. Hãy cùng Vtfoods tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng thường thấy

Dưới đây là một số dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng điển hình:

Sữa mẹ rã đông có mùi chua

Sữa mẹ thường có màu trắng ngà, mùi thơm dễ chịu và không chua. Vì vậy, nếu mẹ ngửi sữa sau khi rã đông có mùi tanh, chua khó chịu và không được thơm dịu thì đó là dấu hiệu sữa mẹ đã bị hỏng.

Sữa bị nổi váng 

Sữa mẹ sau khi bảo quản sẽ có lớp váng màu vàng vì chất béo đã tách ra khỏi sữa (khác với hiện tượng sữa mẹ màu vàng). Khi lắc đều, lớp váng này tan ra và hòa cùng với sữa nghĩa là chất lượng sữa mẹ vẫn tốt. Ngược lại, nếu lớp váng vẫn trôi nổi trên bề mặt không tan thì rất có thể sữa mẹ đã bị hỏng. Mẹ đừng tiếc cho bé bú mà hãy vứt bỏ ngay. 

Dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng chính xác nhất

Hình ảnh sữa mẹ bị hỏng

Có vị lạ, khó chịu

Ngoài cách kiểm tra chất lượng của sữa mẹ qua mắt thường hoặc dùng mũi để ngửi, mẹ cần lưu ý nhận biết dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng bằng cách nếm thử. Nếu mẹ nếm thấy có vị khác lạ như tanh, mùi hôi khó chịu,… thì sữa đã bị hỏng và dinh dưỡng trong sữa không còn đảm bảo.

Sữa quá thời hạn bảo quản

Tùy từng điều kiện, sữa mẹ sau khi vắt sẽ có thời gian bảo quản nhất định. Thông thường, sữa mẹ trữ đông sẽ để được tối đa 2 tuần trong ngăn đá tủ lạnh và 2 – 3 ngày ở ngăn mát. Khi cần dùng và lấy sữa ra rã đông, nếu sữa đã quá hạn bảo quản thì mẹ nên bỏ sữa ngay.

Bé không chịu bú 

Trong 6 tháng đầu nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ sẽ thấy bé có một vị giác rất nhạy cảm và đòi bú liên tục. Do đó, khi mẹ rã đông sữa và cho bé bú, nếu bé kiên quyết từ chối và quấy khóc thì có thể vị sữa có vấn đề. Đây là một trong những dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng khá phổ biến.

2/ Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng mà các mẹ nên biết:

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm có mùi tanh, nồng như hải sản, cá,… hoặc nhiều gia vị như ớt, tỏi, đồ ăn cay nóng thì mùi vị sữa sẽ bị ảnh hưởng.
  • Dụng cụ hút sữa chưa vệ sinh đúng cách: Các vật dụng liên quan đến việc hút, vắt và trữ sữa nếu không được tiệt trùng và bảo quản đúng cách có thể khiến sữa mẹ bị hỏng ngay từ lúc mới vắt ra. Để việc tiệt trùng đạt được hiệu quả, các mẹ có thể đầu tư một chiếc máy tiệt trùng bình sữa.
  • Sữa mẹ để quá lâu: Theo khuyến cáo của chuyên gia, sữa mẹ nếu bảo quản trong thời gian quá lâu thì hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất bị giảm dần. Nếu để quá hạn, sữa mẹ sẽ bị hỏng và gây ảnh hưởng tới trẻ.
  • Đổ quá đầy sữa trong bình hoặc túi: Việc làm này sẽ không tốt trong quá trình bảo quản sữa, khiến sữa mẹ bị hư hỏng và quá hạn nhanh hơn. Mẹ chỉ nên đổ ¾  túi trữ sữa là vừa. 
  • Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến sữa mẹ bị hỏng như dồn chung sữa cũ và sữa mới với nhau, để sữa ở cách tủ lạnh, rã đông sữa mẹ sai cách, …
Dấu hiệu sữa mẹ đã bị hỏng hoàn toàn

Máy hút sữa điện đôi Spectra 9S

3/ Bé dùng sữa mẹ bị hỏng nguy hiểm như thế nào?

Các bé thường có hệ tiêu hóa còn rất yếu và sức đề kháng kém. Vì vậy, khi bú phải sữa mẹ bị hỏng, bé có thể gặp phải một số vấn đề sau:

  • Tiêu chảy: Sữa mẹ bị hỏng hay quá hạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. Bé có thể bị bệnh tiêu chảy ở trẻ em ngay sau khi bú sữa hỏng.
  • Co thắt dạ dày: Bé dùng sữa mẹ bị hỏng, vón cục có thể gây co thắt dạ dày, khiến trẻ quấy khóc đêm, đau bụng, đầy bụng và khó chịu. 
  • Nôn mửa: Sau khi bú sữa mẹ bị hỏng, bé có thể đau bụng và đi ngoài, thậm chí trẻ sẽ bị nôn liên tục. Vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng, mẹ phải loại bỏ phần sữa hư này.
  • Ngộ độc thực phẩm: Sữa mẹ bị hư hỏng thường sẽ bị nhiễm khuẩn và chất lượng không đảm bảo. Bé bú vào cũng bị nhiễm khuẩn theo và tiêu chảy, nôn mửa. Nguy hiểm hơn là ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm tới tính mạng của bé.

4/ Mẹo bảo quản sữa mẹ không bị hỏng, quá hạn

  • Lựa chọn dụng cụ trữ sữa phù hợp: Sử dụng bình sữa thủy tinh, bình dùng một lần hoặc túi trữ sữa chuyên dụng để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa mẹ không bị mất đi.
  • Ghi ngày bảo quản và thời gian sử dụng: Điều này sẽ giúp mẹ phân biệt được đâu là sữa cũ và sữa mới để tránh được các dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng.
  • Cất sữa sâu bên trong tủ lạnh: Vì các vị trí bên ngoài như cánh tủ lạnh rất dễ thay đổi nhiệt độ nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Không bảo quản sữa một lần nữa khi đã dùng: Việc tiếp tục cho sữa mẹ vào cấp đông sẽ khiến sữa mất chất dinh dưỡng và dễ hỏng.
  • Sử dụng máy hâm sữa để làm ấm sữa mẹ trước khi cho bé bú: Cách này sẽ đảm bảo dinh dưỡng trong sữa vẫn được giữ nguyên.
Các dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng nên biết

Sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng để bảo quản sữa mẹ

Qua bài viết này, Vtfoods hy vọng các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về các dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng. Mẹ cũng nên chú ý bảo quản sữa cẩn thận để chăm sóc trẻ 0-1 tuổi tốt hơn và đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con.

Nguồn: Avakids