Trầm cảm khi mang thaicó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Biểu hiện của trầm cảm khi mang thai thường rất không rõ ràng. Sau đây Vtfoods sẽ cùng mẹ tìm hiểu các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai và cách khắc phục.
1/ Trầm cảm khi mang thai là gì?
- Trầm cảm khi mang thai là một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đây là một rối loạn thần kinh rất khó xác định, khi mắc bệnh này mẹ bầu rất dễ suy nghĩ tiêu cực và khó kiểm soát suy nghĩ bản thân. Thâm chí, dẫn đến một số hành vi tự làm tổn thương, tự sát.
- Các triệu chứng của trầm cảm khi mang thai rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như lo âu, căng thẳng,… Do đó, nhiều mẹ bầu không ý thức được tình trạng của bản thân, một số mẹ còn che dấu bệnh khiến tình hình trầm trọng hơn.
- Theo một vài thống kê cho thấy, số phụ nữ mắc phải trầm cảm khi mang thai chiếm tỷ lệ từ 14% – 23%. Tức là 10 người mang thai sẽ có 1 người bị trầm cảm.
- Trầm cảm khi mang thai nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó, phụ nữ cần nắm vững các kiến thức cơ bản về quá trình mang thai và có tâm lý sẵn sàng trước khi đón con chào đời.
2/ Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai
Một số nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai có thể kể đến như sau
Do áp lực về tài chính
Việc quan trọng nhất khi mang thai là mẹ bầu giữ được tâm lý thoải mái, được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhưng nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn trong khi điều kiện kinh tế còn khó khăn khiến cho người mẹ có tâm trạng lo lắng kéo dài.
Trong giai đoạn mang thai, nhiều mẹ bầu phải lo lắng về vấn đề tài chính như tiền sinh hoạt, tiền nuôi con, nợ nần. Điều này khiến mẹ mệt mỏi, lo lắng và rất dễ dẫn đến trầm cảm khi mang thai.
Mang thai là một quá trình dài, khó khăn và nhiều nguy hiểm. Vì thế, không chỉ riêng mẹ bầu phải trải qua mà cả người thân trong gia đình cũng cần quan tâm đến. Mặt khác, mỗi phụ nữ chỉ nên có thai khi bản thân đã chuẩn bị vững về mặt tâm lý lẫn vật chất để đón em bé chào đời.
Do di truyền
Di truyền cũng là một trong những yếu tố gây trầm cảm khi mang thai. Tuy đây là bệnh lý về rối loạn cảm xúc, thần kinh nhưng yếu tố nguy cơ gây trầm cảm có thể là do gen di truyền. Nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai sẽ cao hơn.
Do vỡ kế hoạch sinh sản
Việc chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng mà lại có thai ngoài ý muốn sẽ gây cho người mẹ nhiều lo lắng, căng thẳng, sợ hãi. Điều này có thể dẫn đến trầm cảm khi mang thai.
Theo một vài nghiên cứu, những phụ nữ vị thành niên mang thai sẽ có xu hướng dễ bị trầm cảm khi mang thai hơn phụ nữ đã đứng tuổi. Bởi ở lứa tuổi vị thành niên, bé gái vẫn chưa sẵn sàng để làm mẹ, suy nghĩ chưa chín chắn khiến việc mang thai trở thành một rắc rối, phiền toái.
Do mắc bệnh về tuyến giáp
Tuyến giáp là một trong những cơ quan của hệ nội tiết chuyên sản xuất ra hóc-môn cho cơ thể. Nếu tuyến giáp bị rối loạn, nội tiết tố của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm khi mang thai.
Do thiếu sự quan tâm của người thân
Trong thời gian mang thai, tâm lý mẹ bầu rất nhạy cảm. Sự đồng tình, ủng hộ của người thân trong gia đình đối với việc mang thai của mẹ có vai trò rất quan trọng. Nếu không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ chồng và người thân thì mẹ bầu dễ bị căng thẳng kéo dài, dễ bị trầm cảm khi mang thai hơn.
Do thay đổi hormone trong cơ thể
Khi mang thai, cơ thể bà bầu xảy ra nhiều biến đổi về mặt tâm sinh lý. Những rối loạn do hóc-môn estrogen gây ra sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thai phụ, khiến họ trở nên nhạy cảm và dễ xúc động hơn. Sự thay đổi nội tiết tố đột ngột cũng có thể dẫn đến trầm cảm khi mang thai.
Thông thường, mẹ bầu mắc phải chứng trầm cảm khi mang thai sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực về bản thân và thai nhi. Điều này là cực kỳ nguy hiểm bởi bệnh này có thể khiến người mẹ thực hiện những hành động gây hại cho chính mình và con.
Do gặp vấn đề về tâm lý
Bị gia đình bỏ rơi từ nhỏ, bị đánh đập, bị lạm dụng tình dục trong quá khứ là những tác nhân khiến cho tâm lý phụ nữ gặp nhiều vấn đề ngay từ thời thơ ấu.
Đến khi lập gia đình và mang thai, những trở ngại tâm lý này có thể vẫn còn đó trong sâu thẳm tiềm thức, cộng hưởng với nhiều thay đổi về mặt sinh lý, người mẹ sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bất lực. Trầm cảm khi mang thai rất dễ xảy ra với những người sẵn có vấn đề tâm lý.
Do gặp biến cố trong cuộc sống
Nếu trước đó mẹ đã bị sảy thai hay có nguy cơ vô sinh thì khi mang thai mẹ sẽ có tâm lý lo lắng thái quá. Các vấn đề này khiến cho tâm lý mẹ bầu chịu nhiều sức ép.
Họ sẽ thường xuyên lo sợ cho sự an toàn của em bé trong bụng. Những suy nghĩ thái quá này làm cho tâm lý mẹ bầu không ổn định, dễ dẫn đến chứng trầm cảm khi mang thai.
3/ Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai thường gặp
Nếu không để ý kỹ thì rất khó phát hiện bệnh trầm cảm khi mang thai vì những triệu chứng bệnh rất giống với một số bệnh lý thông thường khác.
Một số dấu hiệu phổ biến của chứng trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý:
- Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, cáu gắt, không thoải mái.
- Nổi giận vô cớ với những chuyện rất nhỏ.
- Stress, lo âu và mệt mỏi kéo dài.
- Bà bầu quá lo lắng cho sự an toàn của thai nhi.
- Dễ khóc, dễ xúc động là biểu hiện điển hình của trầm cảm khi mang thai.
- Mẹ bầu cảm thấy không còn hứng thú với bất kỳ thứ gì kể cả những thứ mà trước đây bản thân rất yêu thích.
- Dễ kích động, thiếu linh hoạt hơn trước đây.
- Mẹ bầu không có cảm xúc, không muốn gần gũi với chồng.
- Có một thời gian mất ngủ hoặc khó ngủ kéo dài.
- Có xu hướng tự cô lập, ngại tiếp xúc với những người xung quanh kể cả người thân.
- Thai phụ không đi khám thai định kỳ, có ý chống đối với bác sĩ.
- Thích sử dụng rượu bia, hút thuốc.
- Bà bầu có khả năng tập trung kém, nhịp tim tăng nhanh, thỉnh thoảng choáng ngất.
- Cảm giác tội lỗi, thấy mất hy vọng, đôi khi còn suy nghĩ đến cái chết để thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng này.
Có một vài triệu chứng trầm cảm khi mang thai rất giống với ốm nghén. Vì thế mẹ bầu cần thực sự để ý, chăm sóc những cảm xúc của bản thân. Mẹ bầu cũng cần đi khám bác sĩ ngay nếu những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện quá thường xuyên.
Mọi người trong gia đình cần quan tâm hỗ trợ mẹ bầu nhiều hơn, nhất là nên trò chuyện tâm tình. Sự vô tâm của người nhà rất dễ khiến tình trạng trầm cảm khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.
4/ Trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng tới thai kỳ không?
- Mẹ bầu mắc phải chứng trầm cảm khi mang thai rất dễ có suy nghĩ tự tử hoặc bỏ con. Do tâm lý mẹ bầu chịu nhiều áp lực, thường xuyên lo lắng, bất an, gây hại cho bản thân và thai nhi.
- Trầm cảm khi mang thai có thể kéo dài thành trầm cảm sau sanh. Căng thẳng quá độ có thể làm mẹ bầu muốn sử dụng những chất kích thích như bia rượu, thuốc lá và gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.
- Việc tâm lý gặp vấn đề khiến mẹ bầu không còn chăm chút cho bản thân. Cơ thể không khỏe dễ dẫn đến mắc các bệnh khác. Tâm lý không ổn dễ dẫn đến đổ vỡ trong gia đình. Mẹ bị trầm cảm khi mang thai thường không muốn chăm sóc, gần gũi với con, ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách đứa trẻ về sau.
- Trầm cảm khi mang thai gia tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai. Ngoài ra, quá trình phát triển của em bé cũng gặp nhiều vấn đề, dễ mắc dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống của bé về sau. Thai nhi không phát triển tốt về thể chất và trí tuệ.
- Theo một số thống kê, mẹ bị mắc chứng trầm cảm khi mang thai sẽ không quan tâm chăm sóc sức khỏe dẫn đến em bé bị thiếu cân từ trong bụng mẹ.
- Việc thai nhi bị suy dinh dưỡng có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và xương ở trẻ em. Chính vì những hậu quả khôn lường kể trên, mẹ bầu nên hết sức lưu ý để bảo vệ bản thân và em bé.
5/ Hướng điều trị trầm cảm cho phụ nữ mang thai
Để điều trị chứng trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đi gặp bác sĩ định kỳ để được hỗ trợ.
Điều trị bằng thuốc
Một số lưu ý khi mẹ bầu điều trị trầm cảm khi mang thai bằng thuốc:
- Thuốc điều trị trầm cảm khi mang thai có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như sinh non, táo bón khi mang thai,tiền sản giật, giảm khả năng sinh thường, khô miệng.
- Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc điều trị trầm cảm khi mang thai nếu không có đơn thuốc của bác sĩ.
- Thông thường, thuốc chỉ được dùng khi mẹ mang thai từ 4 tháng trở lên. Tuy nhiên thuốc có tác dụng cải thiện bệnh trầm cảm khi mang thai hay không phải chờ 4 tuần nữa sau khi sử dụng mới biết kết quả.
- Vì vậy, khi dùng thuốc theo đơn của bác sĩ mẹ bầu không nên tự ý ngừng thuốc. Bởi việc này có thể dẫn đến bệnh tình trầm trọng hơn.
Gặp bác sĩ tâm lý để tư vấn
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, điều trị tâm lý là biện pháp hiệu quả để khắc phục chứng trầm cảm khi mang thai. Mẹ bầu có thể đến gặp bác sỹ tâm lý để giải quyết các vấn đề của bản thân. Một số lợi ích của các buổi tư vấn tâm lý có thể kể đến như :
- Giúp mẹ bầu nói ra được những bức xúc, sự bất an trong tâm lý.
- Có người lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm đúng phương pháp.
- Nhà trị liệu sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp, giúp mẹ bầu lấy lại được bình tĩnh, suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn.
- Tránh được tình trạng mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai và có ý định tự sát hoặc tổn hại đến thai nhi.
- Điều hướng, loại bỏ những thói quen, hành vi không tốt.
6/ Làm thế nào để phòng ngừa bị trầm cảm khi mang thai
Việc phòng ngừa trầm cảm khi mang thai là rất quan trọng. Một số hoạt động dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu và những ai chuẩn bị mang thai phòng ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả.
- Ngủ ngon, đủ giấc, điều độ: Một giấc ngủ 7-8 tiếng về đêm, đều đặn một giờ cố định, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Giấc ngủ ngon giúp cho tinh thần sảng khoái, giảm thiểu trầm cảm khi mang thai.
- Tập thể dục: Hóc-môn endorphin là loại hóc-môn “hạnh phúc” sẽ sinh ra trong quá trình tập thể dục, giúp mẹ bầu sảng khoái, thoải mái hơn. Từ đó hạn chế triệt để trầm cảm khi mang thai.
- Mẹ bầu có thể tập một số môn nhẹ nhàng như yoga bầu, đi bộ ngắm cảnh…chỉ cần vận động nhẹ nhàng, hợp lý 30 – 45 phút mỗi ngày sẽ giúp tâm lý mẹ bầu thoải mái, ăn ngon, ngủ ngon hơn.
- Ăn uống đủ chất, khoa học, lành mạnh: Sử dụng các thực phẩm rõ nguồn gốc.Bà bầu nên uống đủ nước sẽ giúp cải thiện đáng kể tâm trạng và hạn chế trầm cảm khi mang thai.
- Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ socola sẽ giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai. Sô-cô-la có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn nở mạch máu và giãn cơ. Ăn một thỏi sô-cô-la nhỏ còn được cho là giúp giảm hội chứng tiền sản giật.
- Viết nhật ký: Việc viết ra tất cả những trăn trở, muộn phiền sẽ giúp đầu óc thông thoáng hơn. Viết nhật ký hằng ngày cũng đã được nhiều người trên thế giới áp dụng để chữa lành một số vấn đề tâm lý. Vì vậy mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai nên viết nhật ký để giải toả tâm lý.
Tình cảm gia đình là kết nối sâu sắc có thể giúp người mẹ vượt qua được trầm cảm khi mang thai. Vì vậy, người nhà cần quan tâm, chăm sóc, trò chuyện với mẹ bầu nhiều hơn.
Trong suốt thai kỳ mẹ bầu nên đi khám địch kỳ để sớm phát hiện những bất thường trong tâm lý và sức khỏe để có hướng điều trị nhanh chóng và phù hợp.
Các bài viết của Vtfoods chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Avakids