Sự phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau nhưng nhìn chung vẫn tuân theo một lịch trình rõ ràng. Ở một mốc tuổi nào đó, nếu bé không đạt được sự phát triển bình thường, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ và để đảm bảo trẻ đang phát triển khỏe mạnh mẹ phải nắm rõ bất cứ dấu hiệu bất thường nào của trẻ để nhanh chóng có phương pháp điều chỉnh. Sau đây, là một số dấu hiệu cảnh báo sự chậm phát triển thể chất của trẻ.

1. Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi

Dấu hiệu cảnh báo:

  • 13 tháng tuổi, khó ngồi xổm để chơi
  • 13 tháng tuổi, khó trèo lên và xuống khỏi một chiếc ghế nhỏ
  • 13 tháng, không thể cầm nắm đồ ăn bằng tay
  • 15 tháng tuổi, khó cầm bút chì màu và viết nguệch ngoạc một cách tự nhiên
  • 15 tháng tuổi, khó đứng dậy khi bị ngã xuống sàn
  • 15 tháng tuổi, không thể trèo lên ghế để lấy đồ vật
  • 18 tháng tuổi, không thể đi tất
  • 18 tháng tuổi, không thể cầm bút chì màu và bắt chước viết nguệch ngoạc
  • 18 tháng tuổi, không đá được một quả bóng
  • 18 tháng tuổi, không thể hiện thái độ, cảm xúc cho người khác nhận biết
  • 18 tháng tuổi, không biết những thứ quen thuộc được dùng để làm gì
  • 18 tháng tuổi, không bắt chước hành động người khác
  • 18 tháng tuổi, không học được từ mới
  • 18 tháng tuổi, không học được ít nhất 6 từ
  • 18 tháng tuổi, không để ý hoặc bận tâm khi người thân rời đi hoặc trở lại

Trẻ 15 tháng tuổiMột số dấu hiệu cảnh báo sự chậm phát triển thể chất của trẻ

2. Trẻ từ 19 đến 24 tháng tuổi

Dấu hiệu cảnh báo:

  • 21 tháng tuổi, khó đi lên hoặc xuống cầu thang khi cầm tay vịn
  • 21 tháng tuổi, không thể đá một quả bóng lớn
  • 24 tháng tuổi, không thể cầm bút màu và bắt chước vẽ một đường thẳng đứng
  • 24 tháng tuổi, khó khăn khi cố gắng đứng trên một chân
  • 24 tháng tuổi, không thể đá một quả bóng lớn theo yêu cầu
  • 24 tháng tuổi, không thể dùng thìa thành thạo
  • 24 tháng tuổi, không chạy tốt
  • 24 tháng tuổi, không sử dụng các cụm từ gồm 2 từ (ví dụ: “uống sữa”)
  • 24 tháng tuổi, không biết phải làm gì với những đồ dùng quen thuộc như bàn chải, điện thoại, nĩa, thìa
  • 24 tháng tuổi, không làm được theo các hướng dẫn đơn giản của người khác.

3. Trẻ từ 25 đến 30 tháng tuổi

Dấu hiệu cảnh báo:

  • 30 tháng không đạp được xe ba bánh
  • 30 tháng tuổi, chảy nước dãi hoặc nói rất không rõ ràng
  • 30 tháng tuổi, không nói thành câu
  • 30 tháng tuổi, không hiểu các hướng dẫn đơn giản
  • 30 tháng tuổi, không muốn chơi với những đứa trẻ khác hoặc với đồ chơi
  • 30 tháng tuổi, không giao tiếp bằng mắt

Trẻ 30 tháng tuổiDấu hiệu cảnh báo chậm phát triển ở trẻ là 30 tháng không đạp được xe ba bánh

4. Trẻ từ 31 đến 36 tháng tuổi

Dấu hiệu cảnh báo:

  • 36 tháng, không thể rửa và lau khô tay
  • 36 tháng tuổi, không nhảy
  • 36 tháng tuổi, lo sợ khi người chăm sóc rời đi

Nếu trẻ dường như không đạt được các mốc phát triển quan trọng trong vòng vài tuần so với tốc độ trung bình, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ và đưa trẻ đi đánh giá sự phát triển thể chất. Không đạt được các mốc phát triển không có nghĩa là em bé có vấn đề, nhưng nếu em bé phát triển chậm hơn so với bình thường, các nguy cơ cần sớm được chẩn đoán và điều trị.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý, để con phát triển tốt bé cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo. Ngoài chế độ ăn uống, trẻ cần được bổ sung: lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Trẻ 36 tháng tuổiNếu em bé phát triển chậm hơn so với bình thường cần sớm được chẩn đoán và điều trị

Nguồn tham khảo: babycenter