Các bệnh tâm lý ở trẻ em có nhiều biểu hiện đa dạng mà nếu không chú ý cha mẹ sẽ dễ bỏ qua, dẫn đến bệnh chuyển biến nặng. Các mẹ hãy cùng Vt-foods tìm hiểu về các dạng bệnh thường gặp và các biện pháp phòng tránh nhé!

1/ Các bệnh tâm lý ở trẻ em thường gặp 

Trầm cảm ở trẻ em 

Bệnh tâm lý ở trẻ em

                                                        Trầm cảm là một bệnh tâm lý nguy hiểm

Trầm cảm không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xảy ra ở trẻ em, đôi khi mức độ còn nghiêm trọng hơn. Nhiều cha mẹ chưa hiểu đúng về bệnh tâm lý rất dễ bỏ qua tình trạng này ở con cái. Trầm cảm ở trẻ em, chán nản, u uất sẽ làm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, học tập sa sút, đạt kết quả thấp.

Rối loạn lo âu 

Biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em là những nỗi lo lắng, khóc, la hét, sợ hãi kéo dài hoặc tim đập nhanh, đổ mồ hôi liên tục khi đối diện những vật hoặc sự việc nào đó. Tình trạng này làm trẻ không thể thả lỏng, làm gián đoạn khả năng học tập và vui chơi của trẻ.

Đây là một bệnh tâm lý ở trẻ em phổ biến nhất. Bệnh này gián tiếp làm cho trẻ bị tự kỷ, trầm cảm hoặc chậm phát triển trí tuệ. 

Rối loạn ăn uống 

Rối loạn ăn uống ở trẻ là một trong những chứng bệnh tâm lý ở trẻ em thường gặp. Trẻ mắc chứng này sẽ có những bất thường trong suy nghĩ về ăn uống, rối loạn suy nghĩ về cân nặng, giảm cân, tăng cân. Trẻ sẽ ăn uống quá độ, hoặc chán ăn, chống đối mạnh mẽ với thức ăn. Từ đó dẫn đến những rối loạn về tinh thần và hành vi.

Rối loạn hành vi 

Biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ là những hành động gây rối, phá bỏ mọi quy tắc, luật lệ. Trẻ thường quậy phá ở các nơi như gia đình, trường học và những nơi tụ tập đông người.

Rối loạn hành vi là một bệnh tâm lý ở trẻ em có thể được điều trị nếu cha mẹ phát hiện bệnh sớm và đưa trẻ đi trị liệu kịp thời. Cha mẹ quan tâm chú ý con cái nhiều hơn sẽ giúp sớm phát hiện những hành vi bất thường ở trẻ.

Rối loạn khả năng học và giao tiếp

Trẻ mắc chứng rối loạn khả năng học và giao tiếp thường gặp vấn đề về khả năng trình bày ý kiến, suy nghĩ và phát âm. Bệnh tâm lý ở trẻ em này ảnh hưởng đến quá trình lưu trữ và xử lý thông tin của trẻ.

Trẻ khó học kiến thức mới và xử lý thông tin mới. Trẻ cũng khó tập trung, trí nhớ kém và sợ hãi trong giao tiếp kể cả với người thân quen. 

Rối loạn bài tiết

Rối loạn bài tiết là một loại bệnh tâm lý ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh này thường không thể kiểm soát việc đi tiểu hiệu quả và đái dầm. Trẻ không có khả năng làm chủ và điều khiển cảm giác của mình.

Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc là bệnh tâm lý ở trẻ em bao gồm bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, khiến trẻ không làm chủ được cảm xúc của mình. Trẻ dễ thay đổi tâm trạng nhanh chóng, thường buồn kéo dài và mất hứng thú với mọi thứ xung quanh.

Rối loạn phổ tự kỷ

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ thường thu hẹp vào thế giới của riêng mình. Trẻ luôn gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp với người khác. Bệnh tâm lý ở trẻ em này làm suy nghĩ trở nên lộn xộn, kém phát triển các kỹ năng như giao tiếp và tưởng tượng, khó khám phá thế giới hay học hỏi những kiến thức mới.

Tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt ở trẻ là một căn bệnh tâm lý ở trẻ em rất nghiêm trọng. Sự rối loạn ở não gây ra các biến đổi một cách tiêu cực ở suy nghĩ dẫn đến những hành động, thể hiện tình cảm, nhận thức sự thật một cách bất bình thường.

Trẻ bị tâm thần phân liệt thường không có sự phát triển như bao đứa trẻ bình thường khác, không tự chủ cảm xúc và hành vi của mình. Trẻ có thể gặp ảo thanh, ảo giác, ảo tưởng.

Bệnh tâm lý ở trẻ em

                                          Trẻ bị tâm thần phân liệt không tự chủ được hành vi và cảm xúc

Rối loạn vận động

Rối loạn vận động đôi khi có thể chỉ là chứng bệnh tạm thời nhưng cũng gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về cuộc sống của trẻ em. Biểu hiện thường là trẻ hay làm những động tác vô nghĩa, bất ngờ hoặc thốt ra âm thanh liên tục không kiểm soát được như nháy mắt hoặc ngoáy mũi nhiều lần mà không có mục đích.

Tăng động giảm chú ý

Trẻ bị tăng động giảm chú ý rất khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ, ít có khả năng chú ý, hiếu động quá mức và rất dễ bốc đồng. Đây là một bệnh tâm lý ở trẻ em khá phổ biến.

Trẻ rất dễ thất vọng, chán nản với những tình huống nhất định. Nhiều trẻ thường không nghe lời người lớn, không giao tiếp, thiếu tập trung và có xu hướng di chuyển liên tục.

2/ Nguyên nhân gây ra các bệnh tâm lý ở trẻ em

Bệnh tâm lý có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó có những nguyên nhân chủ yếu như:

  • Nguyên nhân di truyền: Những trẻ sinh ra trong gia đình tiền sử có người thân bị bệnh tâm thần thì sẽ có khả năng cao mắc phải những căn bệnh tâm lý ở trẻ em nêu trên.
  • Nguyên nhân rối loạn thể chất như chấn thương, tai nạn, sự bất thường chức năng ở vùng não
  • Nguyên nhân tâm lý như sang chấn tâm lý, chứng kiến bạo lực gia đình, cha mẹ ly hôn, chịu cú sốc do bị lạm dụng, thiếu thốn tình cảm…đều có thể mắc các bệnh tâm lý ở trẻ em.
  • Áp lực học tập, căng thẳng do môi trường sống, bạo hành, bị cô lập, la mắng quá đà.
  • Nguyên nhân chính xác của hầu hết các rối loạn tâm lý ở trẻ vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nghiên cứu cho thấy có thể liên quan đến sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên.

3/ Trẻ nào dễ mắc các bệnh về tâm lý? 

Trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh về tâm lý nếu có các yếu tố sau đây:

  • Giới tính nữ;
  • Tính cách tự ti, nhút nhát hoặc nổi loạn, từng có hành vi chống đối xã hội;
  • Dậy thì sớm
  • Lo âu;
  • Cần được hỗ trợ, che chở;
  • Có vấn đề về cảm xúc lúc còn nhỏ;
  • Thiếu kỹ năng xã hội, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề;
  • Chấn thương đầu;
  • Rối loạn ứng xử;
  • Nghiện ma túy, cần sa
  • Cha hoặc mẹ bị trầm cảm;
  • Lúc nhỏ tiếp xúc nhiều với chì hoặc thủy ngân (độc tố thần kinh).
  • Luôn cảm thấy không an toàn;
  • Môi trường gia đình tiêu cực (cha mẹ làm dụng thuốc, nghiện thuốc…);
  • Xung đột giữa cha mẹ và con cái;
  • Nuôi dạy không tốt;
  • Cha mẹ ly dị;
  • Trẻ sinh ra trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn thân;
  • Cha mẹ thường xuyên cãi nhau;
  • Cha mẹ thường bị lo âu;
  • Cha mẹ bị thất nghiệp;
  • Mâu thuẫn gia đình giữa cha mẹ và con cái hoặc giữa anh chị em trong gia đình;
  • Rối loạn chức năng gia đình
  • Thiếu sự giám sát của người lớn;
  • Trẻ bị lạm dụng tình dục.
  • Trẻ trải qua những tình huống căng thẳng;
  • Trong gia đình có người bị tâm thần phân liệt;
  • Bị bạn bè cô lập;
  • Nghèo khổ, cảm thấy thua kém bạn bè;
  • Thành tích học tập kém;
  • Mâu thuẫn, đánh nhau với bạn bè đồng trang lứa;
  • Sống ở khu đô thị;
  • Bạo lực học đường;
  • Không quan tâm đến việc học hành;
  • Chơi với những bạn bè sử dụng ma túy;
  • Mất đi bạn bè, các mối quan hệ.

Bệnh tâm lý ở trẻ em dễ xuất hiện ở những trẻ có cha mẹ hay bất hòa

      Bệnh tâm lý ở trẻ em dễ xuất hiện ở những trẻ có cha mẹ hay cãi nhau

4/ Biểu hiện trẻ mắc các vấn đề về tâm lý

Những dấu hiệu sau đây thể hiện bệnh tâm lý ở trẻ em:

  • Buồn bã, chán nản từ hai tuần trở lên, tự thu mình lại, thay đổi tâm trạng nghiêm trọng
  • Giảm hẳn tương tác, giao tiếp với mọi người
  • Lo âu, choáng ngợp, sợ hãi
  • Nhịp tim tăng, khó thở
  • Tự làm tổn thương chính bản thân mình
  • Dễ bốc đồng, bực bội, cáu kỉnh
  • Có hành vi tăng động, khó tập trung, khó ngồi yên một chỗ, hiếu động thái quá, mất kiểm soát
  • Chán ăn, cố giảm cân, hay nôn ói
  • Có những rối loạn về thói quen ăn uống hàng ngày
  • Bị rối loạn giấc ngủ như: Khó ngủ, mất ngủ, ngủ ít
  • Khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ, học tập…
  • Trốn học, bỏ học hoặc không muốn đi học nữa
  • Đau đầu và đau bụng thường xuyên
  • Mượn rượu giải tỏa cảm xúc

5/ Phương pháp điều trị bệnh tâm lý ở trẻ em 

Các bệnh tâm lý ở trẻ em cần được điều trị liên tục. Vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu trong việc điều trị cho trẻ rối loạn tâm thần. Các chuyên gia vẫn đang khám phá phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất đối với những tình trạng rối loạn tâm lý ở trẻ em. 

Đa số các bệnh tâm lý ở trẻ em đều xuất phát từ các bệnh lý tâm thần. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu thấy dấu hiệu bất thường. Có hai phương pháp thường được các bác sĩ sử dụng là thuốc và liệu pháp tâm lý.

Điều trị bệnh tâm lý ở trẻ em

                              Các bác sĩ thường sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý để điều trị bệnh tâm lý ở trẻ em

Sử dụng thuốc

Những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị rối loạn tâm lý, tâm thần ở trẻ em bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giải lo âu, thuốc kích thích và thuốc ổn định tâm trạng. Một số loại thuốc dưỡng não, ổn định khí sắc cũng được sử dụng.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu thường là một chuỗi các buổi tư vấn nhằm giúp giải quyết phản ứng cảm xúc của bệnh tâm thần. Đó là một quá trình mà trong đó các chuyên gia sức khỏe tâm thần giúp trẻ đối phó với bệnh tật.

Các loại liệu pháp tâm lý thường được sử dụng với trẻ em là liệu pháp hỗ trợ, nhận thức – hành vi, giữa các cá nhân, gia đình và nhóm. Ngoài ra, một số liệu pháp sáng tạo như liệu pháp nghệ thuật, liệu pháp vui chơi, có thể hữu ích với trẻ nhỏ và những người gặp khó khăn trong việc truyền đạt suy nghĩ cảm xúc của bản thân.

6/ Biện pháp phòng tránh các rối loạn tâm lý ở trẻ

Để phòng tránh bệnh tâm lý ở trẻ em, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau:

  • Cha mẹ dành thời gian bên cạnh con, gắn kết thấu hiểu con, tạo mối quan hệ gia đình thật bền chặt, gần gũi. 
  • Cha hoặc mẹ nên chuyện trò, tâm sự với trẻ. Trẻ có thể giải bày tâm tư mà không bị phán xét sẽ giúp trẻ tự tin hơn, có chỗ dựa tinh thần, hạn chế uất ức. 
  • Dạy trẻ cách đối diện và giải quyết những khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống.
  • Cha mẹ cần làm gương cho lối sống tích cực
  • Khuyến khích động viên khi trẻ làm việc tốt, nhắc nhở khi trẻ làm sai. 
  • Lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc của trẻ.

Các bệnh tâm lý ở trẻ em đang ngày càng trở nên phổ biến do lối sống công nghiệp và vòng quay cuộc sống làm cha mẹ thiếu gắn kết với con cái. Hy vọng với những thông tin trên đây, các bậc cha mẹ sẽ hiểu hơn, kết nối với trẻ nhiều hơn để ngăn ngừa và phát hiện sớm các vấn đề tâm lý. Các bài viết của Vt-foods không có tác dụng thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa. 

Các bài viết của Vt-foods chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.