Sự liên kết của các tế bào thần kinh của não bộ được làm mạnh thông qua các hoạt động vui chơi giúp bé phát triển não bộ. Tất cả các hoạt động làm bé hứng thú, tò mò và hào hứng tham gia là đều tạo mối liên kết thần kinh bền vững cho sự học hỏi, trí nhớ và phân tích. Gs.Bs. Dorothy, BV ĐH London, Anh cho thấy: “cha mẹ đừng bỏ lỡ các trò chơi trí não với bé, nghiên cứu cho thấy các hoạt động này làm bé gia tăng IQ lên nhiều lần do các liên kết bền vững lập lại”
TRÒ CHƠI 1: CÙNG BÉ KHÁM PHÁ ALBUM GIA ĐÌNH
Cha mẹ cho bé xem những bức hình của bé, của gia đình, của cha mẹ, ông bà trong cái album lớn, các bé từ 5 tháng tuổi trở lên sẽ rất thích khi ban lật từng trang và chỉ cho bé đâu là cha, đâu là ông bà ngoại, khi chỉ vào hình thì nói ngắn gọn người đó và cù lét bé để bé thích thú, vài lần bé sẽ chủ động chỉ vào hình khi bạn nhắc lại người đó. Các bé độ tuổi lớn hơn (vd 2 tuổi +) thì bạn có thể nói về thời gian và không gian của bức ảnh đó, chụp khi nào, có ai trong đó, hoạt động là gì, đừng mô tả quá dài làm mất tập trung bé, ngắn gọn và lôi cuốn sự chú ý của bé.
TUỔI THÍCH HỢP: Từ 5 tháng tuổi trở lên
TUỔI QUAN TRỌNG: từ 2-3 tuổi
THỜI GIAN: Đừng kéo dài hơn 10 phút vì theo Ts.Bs Jackie, bé tập trung tốt dưới 10 phút. Buổi chiều hoặc sáng là tốt nhất.
TRÒ CHƠI 2: LÊN VÀ XUỐNG
Đây là trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ sớm ở bé, giúp bé sớm thực hành tháo rỡ và kết nối các liên kết thần kinh.
Mỗi khi làm 1 hành động nào, bạn luôn nói điều bạn muốn làm để bé nghe và học ngôn ngữ. VD Trước khi bạn bế bé lên, bạn nói: mẹ bế con lên nhé, uuu ahhh. Khi bế bé lên thì nhấn mạnh và lập lại 1 từ “lên”. Sự phát triển não bộ của bé sẽ học liên kết lập lại, vài lần sau, khi bạn đưa tay ra định bế bé lên thì bé sẽ đưa tay ra cho bạn dễ bế.
Hoặc một cách khác đôi lúc bạn có thể vỗ nhẹ nhẹ vào lưng bé và đếm thầm 1,2,3,4. Mỗi con số thì ngưng và kéo dài.
TUỔI THÍCH HỢP: Từ 3 tháng tuổi trở lên
TUỔI QUAN TRỌNG: từ 1-3 tuổi
THỜI GIAN: Đừng kéo dài hơn 6 phút
TRÒ CHƠI 3: ĐO ĐẠT DÀI NGẮN
Dùng 1 chiếc tất có độ đàn hồi cao. Bạn cầm 1 đầu, khuyến khích bé cầm 1 đầu. Sau đó, bạn kéo dài 1 đầu, vừa kéo vừa nói dài và khi thu lại thì nói là ngắn. Làm cho bé thích.
Bé lớn hơn (> 3 tuổi) có thể tập bé xếp tất ngắn của bé 1 chỗ, xếp tất dài của ba 1 chỗ, sau đó cho vào rổ, điều này sẽ làm bé học cách so sánh ngắn dài, bạn làm trước và chỉ bé làm, nhưng để bé tự làm sao đó, chọn tất có nhiều màu sắc, hình con thú, hình hoạt hình sẽ làm bé thích thú hơn trong trò chơi.
TUỔI THÍCH HỢP: Từ 7 tháng tuổi trở lên
TUỔI QUAN TRỌNG: từ 1-3 tuổi
THỜI GIAN: Đừng kéo dài hơn 10 phút
TRÒ CHƠI 4: ÂM NHẠC
Dùng CD mở nhạc cho bé nghe (không cho bé xem màn hình điện tử), cho bé vài thứ như nồi xoang chảo và khuyến khích bé tạo ra tiếng động bằng cách dùng muỗng đánh vào các vật dụng này. Một cách khác, bé lớn hơn: bạn đứng lên để nhảy cùng với bé theo âm nhạc, không cần nhảy đẹp, chỉ cần nhảy và khuyến khích bé làm theo.
TUỔI THÍCH HỢP: Từ 7 tháng tuổi trở lên
TUỔI QUAN TRỌNG: từ 4 tuổi
THỜI GIAN: Đừng kéo dài hơn 10 phút
Nguồn tham khảo: ST Bác sĩ Nguyễn Anh
Dorohy, E. (2004) Brain games, London, Octopus.
Jackie, S. (2006) Games to play with babies, 3rd edition, brilliant