Ốm nghén là một giai đoạn vô cùng khó chịu mà hầu như bà bầu nào cũng phải trải qua. Hiểu được nỗi lòng đó, Vtfoods đã tổng hợp 14 mẹo giảm nghén cho bà bầu cũng như cách bổ sung vitamin tổng hợp cho bé sao cho hiệu quả nhất, cùng tham khảo nhé!

1/ Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén

1.1 Hormone HCG tăng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ốm nghén nặng ở phụ nữ, trong đó không thể không kể đến lý do nồng độ Hormone HCG tăng bất thường. Vào thời kỳ đầu của giai đoạn mang thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng rất nhanh. Trong đó, chỉ số hormone HCG thường là tăng gấp đôi bình thường.

Hormone HCG được sản sinh ra từ nhau thai và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn vào tuần thứ 8 – 12 của thai kỳ. Trong thời gian này, tùy vào sức đề kháng của mỗi mẹ bầu mà tình trạng ốm nghén sẽ nặng hay nhẹ.

Hormone HCG ở bà bầu tăng caoHormone HCG ở bà bầu tăng cao

1.2 Khứu giác của bà bầu nhạy cảm hơn

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao các mẹ bầu thường buồn nôn khi ngửi thấy các mùi lạ, hoặc kể cả đó là mùi thức ăn mà thông thường họ vẫn rất thích hay không? Có một sự thật rằng, khứu giác của hầu hết tất cả bà bầu đều trở nên nhạy cảm và thậm chí là khó tính hơn trước đó. Điều này dẫn đến việc họ dễ bị buồn nôn, hay tệ hơn là cảm thấy sợ thức ăn.

Cũng như HCG, mức độ estrogen trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ tăng lên và theo đó, khứu giác sẽ bị ảnh hưởng theo là trở nên nhạy cảm hơn. Sở dĩ xảy ra tình trạng như vậy là do khứu giác có một mối liên hệ mật thiết với hormone estrogen ở nữ.

Khứu giác của bà bầu nhạy cảm hơnKhứu giác của bà bầu nhạy cảm hơn

1.3 Thay đổi hệ tiêu hóa

Trong giai đoạn đầu các mẹ mang thai, mức độ progesterone sẽ tăng lên một mức đáng kể để hỗ trợ phôi thai phát triển khỏe mạnh. Nhưng bên cạnh đó, progesterone cũng tác động lên cả dạ dày, ruột, thực quản,… gây ra các triệu chứng chậm tiêu hóa, ứ đọng thức ăn trong dạ dày, dẫn đến tình trạng buồn nôn kéo dài.

Những thay đổi tưởng chừng như đơn giản về hệ tiêu hóa trong giai đoạn này, nhưng nó lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc ốm nghén trở nên nặng hơn. Nếu xảy ra những trường hợp ốm nghén nặng và bất thường, các mẹ bầu nên đến ngay bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất

Hệ tiêu hóa giai đoạn mang thai cũng bị thay đổiHệ tiêu hóa giai đoạn mang thai cũng bị thay đổi

1.4 Thói quen không ăn sáng

Bỏ bữa sáng là một trong những thói quen xấu, gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người. Đối với mẹ bầu cũng không ngoại lệ, thói quen này khiến cho cơ thể của họ thiếu chất dinh dưỡng và năng lượng, dẫn đến tình trạng ốm nghén.

Để khắc phục tình trạng này, các mẹ bầu phải đảm bảo dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn, ăn đúng giờ, đủ bữa. Nếu cơ thể quá khó chịu để ăn một bữa lớn, thì hãy chia nhỏ các bữa ăn ra, chứ tuyệt đối không được bỏ bữa.

Bà bầu không nên bỏ bữa sángBà bầu không nên bỏ bữa sáng

1.5 Do di truyền

Ốm nghén mức độ nặng hay nhẹ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu gia đình của bạn trước đó đã có tiền sử “ốm nghén” thai kỳ, thì nguy cơ cao là bạn cũng sẽ ốm nghén đấy!

Ốm nghén do gen di truyềnỐm nghén do gen di truyền

2/ Ốm nghén có nguy hiểm không? Có cần điều trị không?

Nôn và buồn nôn liên tục chỉ là một triệu chứng rất bình thường của ốm nghén trong giai đoạn thai kỳ. Khoảng 85% phụ nữ sẽ phải trải qua chuyện này khi đang mang thai. Vì thế, đây hoàn toàn không phải là bệnh lý và không cần phải can thiệp vào điều trị.

Có hai mức độ ốm nghén được chia ra là nặng và nhẹ. Trường hợp nhẹ sẽ khiến mẹ bầu nôn khoảng 2 lần/ ngày và cảm giác buồn nôn kéo dài không quá một tiếng đồng hồ. Trường hợp nghén nặng hơn thường kéo dài nhiều giờ hơn trong một ngày và sẽ nôn khoảng 5 lần/ ngày.

Khoảng thời gian ốm nghén dường như sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc bởi nó gây ra cảm giác vô cùng khó chịu đến cho mẹ bầu. Nếu nặng hơn, sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu cũng có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thai phụ bị nghén thai kỳ thì có tỷ lệ sảy thai thấp hơn so với người không nghén.

Khoảng 85% phụ nữ sẽ phải trải qua ốm nghén khi đang mang thaiKhoảng 85% phụ nữ sẽ phải trải qua ốm nghén khi đang mang thai

Bên cạnh đó, ốm nghén dường như là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt. Các vấn đề nội tiết tố trong cơ thể mẹ cũng vì thế mà đang dần thay đổi, để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các mẹ bầu cũng đừng lo lắng quá nhé!

Mặt khác, nếu tình trạng ốm nghén trở nặng và kéo dài có thể gây ra các hệ quả khác nhau như: cơ thể bị mất nước, mất cân bằng điện giải, sút cân hay nặng hơn là ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi sau khi sinh. Nặng hơn là mất nước quá mức dẫn đến rối loạn ở tuyến giáp, gan và cả ở nước ối.

Ốm nghén là một hiện tượng bình thường ở giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, vì những lý do trên, AVAKids khuyên các mẹ bầu phải đặc biệt chú ý đến sức khỏe của bản thân, tránh để xảy ra những tình huống không đáng có.

Ốm nghén không cần can thiệp điều trịỐm nghén không cần can thiệp điều trị

3/ Mẹo giúp giảm nghén an toàn cho mẹ bầu

3.1 Uống đủ nước

Ốm nghén và tình trạng nôn, ói xảy ra thường xuyên khiến cơ thể bị mất nhiều nước, việc uống đủ nước mỗi ngày là vô cùng quan trọng với các mẹ bầu. Có một mẹo là hãy uống những ngụm nước nhỏ giữa mỗi bữa ăn, điều đó có thể cải thiện cảm giác buồn nôn đáng kể.

Tuyệt đối không nên uống trong bữa ăn, vì nước lúc này sẽ làm loãng dịch vị, đồng thời giảm khả năng tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Điều này sẽ tăng cảm giác no “ảo” và khiến cơ thể buồn nôn hơn.

Mẹo trị ốm nghén - uống đủ nướcỐm nghén khiến cơ thể bị mất nhiều nước

3.2 Chia nhỏ các bữa ăn

Mặc dù tình trạng ốm nghén khiến cơ thể khó chịu, không muốn ăn, nhưng các mẹ bầu phải hạn chế tối đa việc để dạ dày trống nhé. Vì để bụng đói, đường huyết có thể xuống thấp, gây ra cảm giác nhức đầu, hoa mắt.

Việc cần làm lúc này là nên ăn ít thực phẩm hơn và chia thành nhiều bữa trong một ngày. Và đặc biệt phải bổ sung đa dạng các dưỡng chất như: chất xơ, vitamin, chất đạm, chất béo,… Hành động chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn mà vẫn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Mẹo trị ốm nghén - Chia nhỏ các bữa ănChia nhỏ các bữa ăn giúp giảm cảm giác buồn nôn

3.3 Thường xuyên súc miệng

Với những thai phụ bị nghén, nước bọt hầu như cũng sẽ tiết nhiều hơn. Nhiều người có thói quen nuốt nước bọt nhiều, song việc này hoàn toàn là không đúng. Vì nuốt nước bọt sẽ càng làm tăng thêm triệu chứng buồn nôn.

Cách tốt nhất để xử lý vấn đề này nên nhổ nước bọt và thường xuyên súc miệng với nước muối loãng. Vừa giúp làm sạch miệng và cổ họng, vừa giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Mẹo trị ốm nghén - Thường xuyên súc miệngThường xuyên súc miệng làm giảm tiết nước bọt

3.4 Chế độ ăn lành mạnh

Một chế độ ăn lành mạnh là vô cùng cần thiết đối với tất cả phụ nữ đang trong giai đoạn của thai kỳ. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, vì đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng ốm nghén trở nên nặng hơn.

Mẹo trị ốm nghén - Chế độ ăn lành mạnhChế độ ăn lành mạnh, hạn chế tối đa những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

3.5 Vận động nhẹ nhàng

Hãy vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Bạn có thể đi bộ để hít không khí trong lành vào buổi sáng hoặc tập một bài thể dục nhẹ nhàng tại nhà. Việc vận động nhẹ nhàng sẽ khiến tâm trạng của bạn dễ chịu hơn, sức khỏe của bạn tốt hơn, cảm giác buồn nôn cũng vì thế mà biến mất.

Mẹo trị ốm nghén - Vận động nhẹ nhàngVận động nhẹ nhàng khiến tâm trạng thoải mái dễ chịu

3.6 Nghỉ ngơi đầy đủ

Cảm giác căng thẳng của công việc sẽ chỉ khiến tâm trạng và cơ thể của các mẹ bầu trở nên tồi tệ hơn. Các mẹ bầu nên có một chế độ làm việc vừa phải và ưu tiên nghỉ ngơi nhiều hơn. Đầu óc thoải mái và tâm trạng vui vẻ sẽ là liều thuốc bổ an toàn và hiệu quả nhất trong việc trị ốm nghén.

Mẹo trị ốm nghén - Nghỉ ngơi đầy đủNghỉ ngơi đầy đủ giúp đầu óc thoải mái và tâm trạng vui vẻ

3.7 Sử dụng mật ong

Mật ong mang lại vô số lợi ích cho bà bầu, có thể kể đến như: giảm triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, tăng sức đề kháng,… Các mẹ bầu nên uống mật ong nhiều hơn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số thức uống đơn giản với mật ong các mẹ có thể thử tại nhà là: giấm rượu táo và mật ong, chanh và mật ong, tỏi và mật ong,…

3.8 Sử dụng gừng

Ăn, uống với những thực phẩm với gừng là một mẹo trị nôn ói đã được các bà mẹ truyền tai nhau từ nhiều đời nay. Cho đến nay thì vẫn hề chưa có báo cáo nào về tác dụng bất lợi của việc sử dụng gừng tươi trong quá trình mang bầu.

Một số công thức thức ăn, đồ uống đi kèm với gừng hữu ích cho các mẹ bầu: Trà gừng, vỏ quýt, nước gừng và mật ong, phật thủ, gừng tươi, đường cát, lá tía tô, vỏ quýt, gừng tươi,….

Mẹo trị ốm nghén - Sử dụng gừngSử dụng gừng là một mẹo trị nôn ói hiệu quả

3.9 Ăn bánh quy, bánh mì

Ăn vặt là một sở thích mà không chị em nào có thể “cưỡng lại” được. Mùi thơm từ bánh có thể làm giảm cảm giác ốm nghén. Thêm vào đó, ăn bánh quy,bánh mì vào lúc đói sẽ giúp hấp thụ bớt lượng axit thừa trong dạ dày, hạn chế bớt tình trạng ợ chua, mắc ói.

3.10 Dùng kẹo mút, kẹo trái cây

Vào những lúc có cảm giác khó chịu, buồn nôn, hãy ăn các loại kẹo như kẹo mút, kẹo chupa chups,kẹo cao su hoặc kẹo trái cây, đặc biệt là kẹo gừng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể tình trạng khó chịu ở cơ thể của bạn.

3.11 Bổ sung vitamin tổng hợp

Việc uống các loại thuốc điều trị trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, vì vậy mà các mẹ bầu nên bổ sung các loại vitamin tổng hợp để tăng cường sức khỏe cho bản thân. Mẹ khỏe thì con cũng sẽ phát triển tốt. Thêm vào đó, vitamin tổng hợp được các mẹ bầu phản hồi là các cảm giác ốm nghén được giảm đi, ăn uống ngon miệng hơn và không bị sụt cân do nôn ói.

Mẹo trị ốm nghén - Bổ sung vitamin tổng hợpBổ sung vitamin tổng hợp để tăng sức khỏe cho bản thân

3.12  Bổ sung vitamin B6

Vitamin B6 là một loại vitamin xuất hiện rất nhiều trong các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: thịt, rau củ, các loại hạt,… Bổ sung các chất dinh dưỡng trên rất tốt cho thai nhi, tuy nhiên nếu muốn dùng vitamin B6 để làm giảm các triệu chứng ốm nghén thì nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhé!

Mẹo trị ốm nghén - Bổ sung vitamin B6Bổ sung vitamin B6 hỗ trợ giảm nghén hiệu quả

3.13 Bấm huyệt

Bấm huyệt, châm cứu là một trong những phương pháp trị ốm nghén cổ truyền. Có rất nhiều phương pháp bấm huyệt, nhưng phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất tại nhà mà bạn có thể thử là bấm huyệt lòng bàn tay. Bạn hãy ấn nhẹ ba đầu ngón tay vào lòng bàn tay, mạch cổ tay. Thở sâu trong vòng một phút và từ từ ấn mạnh hơn cho đến khi cảm thấy hơi khó chịu.

Mẹo trị ốm nghén - Bấm huyệtBấm huyệt là một trong những phương pháp trị ốm nghén cổ truyền

3.14 Thực phẩm giàu protein

Sử dụng các loại thức ăn đơn giản, chứa nhiều protein, vitamin B như lạc, trứng, thịt bò,… sẽ rất hữu ích với việc giảm cảm giác buồn nôn. Vừa bổ sung chất dinh dưỡng, vừa dễ ăn lại giảm cảm giác ốm nghén thì chẳng có lý do gì mà bạn từ chối áp dụng mẹo này cả.

Thực phẩm giàu proteinThực phẩm giàu protein rất hữu ích với việc giảm cảm giác buồn nôn

3.15 Xông tinh dầu

Xông tinh dầu là một mẹo giúp các mẹ thoải mái về mặt tinh thần. Sử dụng tinh dầu giúp giảm cảm giác căng thẳng khó chịu, giúp kích thích khứu giác, từ đó cảm giác buồn nôn cũng sẽ “bay theo” làn hơi nước. Tuy nhiên, hãy lưu ý chỉ sử dụng những loại tinh dầu thiên nhiên, để đảm bảo sức khỏe tuyệt đối cho cả mẹ và bé.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu giảm được phần nào khó chịu trong quá trình ốm nghén nhé!

Nguồn: Avakids